Danh mục

Beethoven chết vì bệnh giang mai?

Thứ sáu, 04/11/2011 10:22

Khi nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven qua đời ở tuổi 57 sau mấy chục năm đau ốm triền miên, một nghi án tệ hại xuất hiện: chính bệnh giang mai đã giết chết ông.

Ludwig van Beethoven là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Trước khi qua đời năm 1827, ông đã phải trải qua phần lớn cuộc đời trong sự hành hạ của bệnh tật, đau đớn. Vì vậy, việc ông thực sự chết vì bệnh gì rất được quan tâm. Bản thân Beethoven trước khi qua đời cũng gửi thư cho em trai, nhắn nhủ: “Nếu anh chết mà bác sĩ Schmidt còn sống, em dứt khoát phải nhờ bác sĩ khám phá ra nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của anh, và hãy để bức thư này cùng với giấy chứng tử của anh, để anh được trả lại sự trong sạch sau khi chết”. Và phải đến gần đây, sự thực về bệnh tình của nhạc sĩ thiên tài mới được sáng tỏ.

Nghi án giang mai

Sinh thời, Beethoven từng bị đồn là mắc bệnh giang mai. Vì thế sau cái chết của ông, rất nhiều người tin rằng, căn bệnh tai tiếng này chính là nguyên nhân khiến ông ra đi sớm như vậy.  Ngoài một số lời đồn rằng ông lây bệnh từ các cuộc dan díu, lời đồn phổ biến nhất là ông mắc giang mai bẩm sinh do mẹ truyền cho. Theo giả thuyết này, mẹ Beethoven, bà Maria Magdalena Keverich, con gái một người đầu bếp cung đình, từng làm người hầu gái trong cung và kết hôn với một đồng nghiệp. Bà đã lây bệnh giang mai từ ông này và căn bệnh đã gây hậu quả đau thương cho những đứa con mà bà có với người chồng sau, ông Johann, trong đó có Beethoven. Bà sinh 6 người con với Johann thì ba người bị điếc (Beethoven cũng bị điếc rất sớm), hai bị mù và một bị thiểu năng trí tuệ, và cuối cùng chỉ ba người sống sót.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã giải oan cho nhạc sĩ. Các nhà khoa học đã xét nghiệm tóc của Beethoven và khẳng định, ông không mắc bệnh giang mai. Tiến sĩ Walsh (Viện Nghiên cứu bảo vệ sức khỏe, bang Illinois, Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết nếu nhạc sĩ mắc bệnh giang mai, trong cơ thể ông phải có dư lượng lớn thủy ngân, chất được dùng phổ biến để chữa bệnh giang mai thời đó. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm cho thấy, hàm lượng thủy ngân trong cơ thể nhạc sĩ không hề cao hơn người bình thường.

Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven.

Chết vì ngộ độc mãn tính

Vậy nếu không phải giang mai thì căn bệnh nào đã cướp đi cuộc sống của Beethoven? Nhóm nghiên cứu của Walsh khẳng định, nhạc sĩ chết vì nhiễm độc chì nặng. Họ đã xét nghiệm 8 sợi tóc của Beethoven mà những người bạn của ông đã cắt trộm sau khi ông qua đời để giữ làm kỷ niệm, và nhận thấy lượng chì trong cơ thể nhạc sĩ thiên tài cao gấp hàng trăm lần so với người bình thường.

Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Chicago, Mỹ cũng phân tích một mẩu xương sọ của nhà soạn nhạc và khẳng định, Beethoven đã bị nhiễm độc chì nặng rất nhiều năm, ngay từ tuổi 20.

Nghiên cứu bệnh án của Beethoven, các chuyên gia cũng tìm thấy rất nhiều triệu chứng điển hình của tình trạng nhiễm độc chì, xuất hiện ngay từ thời thanh niên: nhạc sĩ thiên tài thường xuyên đau bụng, tính tình cáu kỉnh, dễ bẳn gắt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, có khả năng thính lực của ông giảm mạnh, nhanh chóng và dẫn đến điếc hẳn ở tuổi 30 một phần cũng do nhiễm độc chì.

Vậy tại sao Beethoven lại bị nhiễm độc chì? Đây cũng là điều gây nhiều tranh cãi và khiến nhiều nhà khoa học lao tâm khổ tứ tìm hiểu. Có người cho rằng, thứ kim loại nặng độc hại này có trong loại rượu vang mà nhạc sĩ thường uống, bởi chì vẫn có mặt trong những loại rượu được thanh lọc bởi litharge (protoxyde de plomb). Cũng có thể loại nước ở điểm tắm nước nóng mà các bác sĩ khuyên Beethoven uống để cải thiện tình trạng giảm thính lực cũng chứa hàm lượng chì lớn.

Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, Beethoven đã bị nhiễm chì do quá trình chữa trị, hay nói cách khác, chính vị bác sĩ chữa bệnh cho ông đã vô tình đẩy bệnh nhân vào chỗ chết. Nhiều loại thuốc chữa bệnh mà nhạc sĩ dùng chứa chất chì. Ngoài ra, do Beethoven bị xơ gan cổ trướng nặng, nên bác sĩ Andreas Ignaz Wawruch phải nhiều lần chọc dò để hút dịch trong ổ bụng cho ông. Sau mỗi lần làm thủ thuật này, bác sĩ đắp vào vết thương một loại thuốc. Theo các nhà nghiên cứu, loại thuốc này chứa hàm lượng chì lớn, mục đích sử dụng là giúp chỗ chọc dò nhanh liền sẹo.

Tiến sĩ Christian Reiter, thuộc đại học Vienne, đã phân tích kỹ các sợi tóc của Beethoven và phát hiện, nồng độ chì trong cơ thể nhạc sĩ cao vọt lên tương ứng với thời gian thực hiện các đợt chọc dò hút dịch được ghi trong bệnh án. Lượng chì trong thuốc lẽ ra không đến mức gây chết người, nhưng với Beethoven lại khác: gan của ông đã quá suy yếu nên không thể lọc, thải chất độc.

Có thể nói, Beethoven qua đời do suy kiệt trước sự tấn công của nhiều tật bệnh trong nhiều năm, trong đó có bệnh xơ gan cổ trướng, nhưng nếu không có tình trạng nhiễm độc chì, chưa chắc ông đã ra đi sớm như vậy.

24h

Tin được quan tâm

Người dân cần lưu ý: Từ 1/6/2025, thẻ bảo hiểm y tế giấy sẽ chỉ được cấp mới trong 3 trường hợp đặc biệt

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT ngày 26/3/2025, quy định rõ từ ngày 01/6/2025, thẻ bảo hiểm...
Kiến thức 3 ngày, 13 giờ trước

Từ nay tới hết năm 2025, CSGT toàn quốc tập trung xử lý các vi phạm giao thông này

Vi phạm giao thông năm 2025 được xử lý nghiêm khắc xiết chặt hành vi tham gia giao thông hơn so với trước đây, người...
Kiến thức 3 ngày, 18 giờ trước

Bắt đầu từ tháng 5/2025: Thẻ ATM truyền thống sẽ bị vô hiệu hóa, thay bằng thẻ ảo hoàn toàn?

Rất nhiều người quan tâm, có phải sang tháng 5/2025, thẻ ATM truyền thống sẽ bị khóa, thay bằng thẻ ảo, điều này có đúng...
Đời sống số 3 ngày, 19 giờ trước

Kể từ bây giờ, người dân đi xe máy không chính chủ ra đường sẽ bị CSGT tịch thu xe, đúng không?

Theo quy định việc mua bán chuyển nhượng xe phải làm thủ tục sang tên chính chủ nên người dân cần chú ý.
Kiến thức 2 ngày, 23 giờ trước

Kể từ bây giờ, người đi xe máy không cấp đổi Giấy phép lái xe theo mẫu mới sẽ bị phạt 3 triệu đồng?

Người dân chú ý những quy định và khuyến cáo của cơ quan chức năng để đảm bảo thực hiện cho đúng liên quan tới...
Kiến thức 3 ngày, 2 giờ trước

Ba tháng nữa, sẽ không còn thành phố thuộc tỉnh?

Nếu dự thảo Luật được thông qua thì từ 01/7/2025, các thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương dự...
Kiến thức 2 ngày, 24 giờ trước

Tin cùng mục

Cây phát lộc không mọc lá mới, hãy thêm một số 'thứ nhỏ' vào nước, và cành lá sẽ xanh tươi

Tuy cây phát lộc không phải là cây thuộc họ trúc nhưng nó có thân thẳng đứng, các đốt thân rõ rệt, lá đẹp, xanh...
Kiến thức 4 giờ, 2 phút trước

Tỉnh nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, có diện tích gấp hơn 4 lần TP.HCM dự kiến sẽ giữ nguyên sau sáp nhập

Bộ Nội vụ mới đây đã hoàn tất Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành...
Dòng sự kiện 4 giờ, 11 phút trước

4 con giáp có sự nghiệp bùng nổ vào giữa tháng 4: Người tuổi Mùi dựa vào các mối quan hệ để chào đón những cơ hội mới

Những người sinh năm Mùi dự kiến ​​sẽ có những cơ hội mới trong sự nghiệp vào giữa tháng 4 với sự giúp đỡ và...
Đời sống số 5 giờ, 32 phút trước

Những người phụ nữ có tâm địa xấu thường có 4 đặc điểm sau. Nếu bạn gặp họ, hãy tránh xa họ càng sớm càng tốt

Trong giao tiếp, chúng ta đều mong muốn gặp được những người chân thành, tử tế và tránh xa những người độc ác, có hành...
Kiến thức 5 giờ, 39 phút trước

Chỉ khoảng 6 tháng nữa, cây cầu dây văng có tĩnh không cao nhất Việt Nam sẽ sớm ra mắt

Chỉ còn khoảng 6 tháng nữa, cầu Bình Khánh, cây cầu dây văng có tĩnh không cao nhất Việt Nam, sẽ chính thức hoàn thành,...
Kiến thức 5 giờ, 48 phút trước

Theo quy định mới nhất, đất lấn chiếm vẫn được cấp sổ đỏ trong trường hợp nào?

Luật Đất đai 2024 quy định 4 trường hợp đất lấn chiếm có thể được xem xét cấp sổ đỏ.
Kiến thức 5 giờ, 5 phút trước

Tin mới cập nhật

Thời điểm nào là tốt nhất để người tuổi Mùi làm giàu?

Mối quan hệ giữa con giáp và thời gian trong ngày luôn được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vận mệnh cá...
Đời sống số 9 phút trước

Chồng chéo quy định cấm dạy thêm khi cho phép dạy học 2 buổi/ngày?

Việc học sinh lớp 6 đến 12 có thể phải học 2 buổi/ngày đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận, đặc biệt về khả...
Kiến thức 9 phút trước

Biển số xe 63 tỉnh thành phố mới nhất 2025, dễ dàng tra cứu

Khi ra đường nếu tò mò về một biển số xe thuộc tỉnh thành nào? Bạn có thể biết nếu xem bảng tra cứu biển...
Kiến thức 10 phút trước

Ai có tài khoản ngân hàng cần chú ý: Không làm việc này, sẽ bị dừng rút tiền trong thẻ tại ATM

Hàng loạt ngân hàng như Agribank, MB, SHB, Bac A Bank, BaoViet Bank,…mới đây đã thông báo về việc khách hàng cần thực hiện chuyển...
Đời sống số 10 phút trước

'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh rằng, sau quá trình sắp xếp hành chính, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển...
Kiến thức 47 phút trước

Ba tháng nữa, 696 huyện chấm dứt hoạt động

Từ 1/7/2025, Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền cấp huyện sẽ chấm...
Kiến thức 48 phút trước

Danh sách 20 trường có điểm thi thử tốt nghiệp THPT cao nhất và thấp nhất tại Hà Nội

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có báo cáo kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11 và 12 cấp THPT cho...
Tin trong ngày 48 phút trước

Hơn 72 triệu người dùng Facebook nên cảnh giác: Không muốn trở thành nạn nhân lừa đảo, cần biết chiêu thức này

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 6/2024, Việt Nam có hơn 72 triệu người dùng Facebook - một con số cho...
Kiến thức 48 phút trước

Danh tính người đứng sau Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục là ai?

Ít ai biết rằng, Lê Thành Công chính là người bắt tay Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục để thành lập Công ty CP...
Kiến thức 48 phút trước

Chỉ cần bấm nút này trên Zalo và Messenger, nhắn tin thoải mái mà không sợ bị người ngoài đọc được

Nếu điện thoại của bạn không được khóa màn hình, người khác có thể dễ dàng mở Zalo, Messenger và đọc toàn bộ tin nhắn....
Đời sống số 1 giờ, 26 phút trước