Cảnh sát vội vã đến hiện trường và phát hiện thi thể đó chính là Anita Lorraine Cobby - một y tá đã được gia đình thông báo mất tích trước đó vài ngày. Kết quả khám nghiệm cho thấy Anita đã bị kéo qua hàng rào dây thép gai và bị đánh đập tàn nhẫn. Khắp người nạn nhân đầy những vết thâm tím. Cổ họng Anita bị cắt và gần như bị mổ phanh.
Các nhân viên pháp y tin rằng Anita Cobby vẫn còn ý thức khi bị cắt cổ. Và mất khoảng 2-3 phút cho đến khi nạn nhân chết vì mất quá nhiều máu. Cô cũng bị cưỡng bức nhiều lần. Điều duy nhất cảnh sát tin chắc ở thời điểm phát hiện ra thi thể nạn nhân đó là hung thủ trong vụ việc này phải nhiều hơn một người, thậm chí có thể là cả một nhóm người. Vụ án mạng kinh hoàng này đã khiến người dân Australia nổi giận. Những lá đơn với hàng chục nghìn chữ kí ủng hộ việc áp dụng trở lại án tử hình đã được gửi tới thống đốc bang New South Wales. Thậm chí, một kênh truyền hình ở Sydney đã tiến hành một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với gần 16.000 lượt. Kết quả là 95% số người được hỏi muốn nhà chức trách áp dụng trở lại án tử hình.
Nạn nhân Anita Cobby
Điều khiến dư luận Australia lúc đó trở nên bất bình, đó là họ không thể chịu đựng được việc những hung thủ của một tội ác kinh tởm như thế lại vẫn có thể đi lại trên đường phố như bao con người bình thường khác. Và thực tế là như thế. Năm kẻ thủ ác trong một băng nhóm gồm toàn những kẻ hèn nhát ra tù vào tội chuyên rình mò phụ nữ và tài sản của người khác. Tổng cộng cả nhóm đã phải nhận tới 50 tiền án với các tội danh như sử dụng ma túy, trộm cắp ôtô, đột nhập nhà riêng, cướp có vũ trang, trốn tù, tiêu thụ đồ trộm cắp, tấn công và cưỡng bức. Thủ lĩnh của chúng là John Raymond Travers.
Mặc dù mới 18 tuổi, song cảnh sát tin rằng Travers là thủ phạm của hàng chục vụ cưỡng bức mà nạn nhân là cả nam và nữ giới. Travers đã liên tục ra vào các trại giáo dưỡng dành cho thiếu niên hư hỏng từ năm 12 tuổi, khi bị bắt do sử dụng cần sa. Hắn nghiện rượu năm 14 tuổi và thích làm gì thì làm. Cha mẹ Travers hoàn toàn không thể kiểm soát được con mình. Là con cả trong gia đình gồm 7 anh chị em, John lớn lên trong một khu dân cư lao động Núi Druitt ở ngoại vi phía Tây Sydney. Dù có rất nhiều gia đình làm việc chăm chỉ tại đây, song khu vực này cũng nổi tiếng là một trong những nơi có tỷ lệ thất nghiệp cũng như tỷ lệ phạm pháp cao nhất trong bang.
Khi cha của Travers, Ken, bỏ gia đình ra đi, mẹ hắn, bà Sharon, không thể làm gì để ngăn lại. Đơn giản là bởi thói quen ăn uống vô tội vạ đã biến bà từ một con người gầy gò trở nên béo phì, béo đến mức không thể tự mình thực hiện một số hoạt động sinh hoạt bình thường nhất, chẳng hạn như đi toilet hay tắm rửa. Vì thế, John phải một mình nuôi các em. Trong khi tiền trợ cấp được dùng để đáp ứng nhu cầu uống rượu, John xoay tiền bằng cách trộm cắp. John Raymond Travers thực sự trông rất “ngầu” khi khắp người toàn hình xăm. Song thực tế không phải vậy, bởi Travers chỉ “ngầu” khi có cả băng nhóm vây quanh, những kẻ chuyên đánh đập, cưỡng bức phụ nữ và những người đồng tính luyến ái tại các nhà ga xe lửa hay toilet công cộng.
(Còn nữa)
Pháp luật xã hội