Trong vùng đất Hoa Hạ có lịch sử lâu năm đã từng vô số lần trải qua phong ba, loạn lạc. Nền văn hóa mấy ngàn năm lịch sử cổ đại của Trung Hoa đã xuất hiện hơn 400 vị hoàng đế, nhưng để nói ai mới là vị hoàng đế tài giỏi nhất thì không biết mọi người sẽ nghĩ đến ai? Là Đường Tông, Tống Tổ hay là Thiên Cổ Nhất Đế? Có lẽ mỗi người đều có ý kiến riêng của mình.
(Ảnh minh họa)
Mọi người đều nói sự tài giỏi của Tần Thủy Hoàng nằm ở sự tàn nhẫn của ông, vì thế tuy là Hoàng đế nhưng cũng không phải muốn làm gì thì làm, ông cũng bị áp chế bởi quần thần, cũng chính là chế ước mà chúng ta thường nói. Quân chủ chỉ là điểm đỉnh của mô hình bậc thang, các chính quyền trong lịch sử đều thiết lập các chức vụ hỗ trợ hoàng đế như Thừa tướng, Tể tướng, vì một mình Hoàng đế đương nhiên không thể gánh vác hết được. Những quan viên này cũng là tổ hợp chính ức chế hoàng quyền. Thế nên chẳng có ai là một tay che trời được.
(Ảnh minh họa)
Quyền lực đối với rất nhiều người mà nói chẳng khác nào một món mỹ vị, thế nên chưa từng dừng lại việc tranh đoạt “món ngon” này, đặc biệt là những người ở tầng lớp thượng đẳng, đứng càng cao thì lại càng muốn trèo lên cao hơn, cuối cùng trèo cao té đau. Có người trèo lên tới đỉnh rồi mới hiểu ra rằng, đó thực ra lại là một hố sâu vạn dặm.
Trong thời đại vũ khí lạnh, việc tranh đoạt quyền lực lại càng gay gắt, khốc liệt hơn, đặc biệt là trong giữa thời Minh, Trung Thư Tỉnh (trung khu hành chính của triều Tống) bị một gia tộc độc bá, hoàng đế lúc này ngày ngày đều phải nhìn sắc mặt người khác để sống, mối quan hệ giữa quân thần lúc này giống như Chủ tịch và các cổ đông vậy, cổ đông chiếm quá nhiều cổ phần. Mâu thuẫn ngày càng lớn, khiến triều chính bất ổn. Sau này chủ tịch nhận ra vấn đề mới thu hồi lại một chút cổ phần nên mới ổn định được cục diện.
(Ảnh minh họa)
Nếu nói vị hoàng đế nào có quyền lực lớn nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc thì 3 người dưới đây có lẽ sẽ khiến bạn thất vọng.
Người đầu tiên là con trai của Khang Hy – Ung Chính.
Vị hoàng đế này có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người, ông là truyền nhân đời thứ 3 của Đại Thanh, câu chuyện liên quan đến ông cũng là chủ đề hay về nghị lực, ý chí. Ông cũng là người nổi trội trong số huynh đệ tỷ muội, cũng vô cùng tàn độc. Sau cùng cũng đăng cơ lên làm hoàng đế. Nếu xét về xuất thân, năng lực thì ông không phải là người tốt nhất, nhưng ông lại là người thành công nhất. Cũng là vị hoàng đế có quyền lực nhất trong các triều đại.
(Ảnh minh họa)
Sự quản lý quyền lực của ông đã vượt qua các vị đế vương khác, dùng từ một tay che trời để nói về ông thì quả thực không ngoa. Trong khoảng thời gian trị vì, ông đã thiết lập Quân cơ sở, đây là cơ quan khiến hoàng quyền được tập trung trong tay nhà vua hơn, mọi việc lớn nhỏ trong thiên hạ đều do một mình Ung Chính quyết định, đây cũng là thời kỳ đỉnh cao của việc tập trung hoàng quyền.
Người thứ hai có lẽ còn quen thuộc hơn. Cậu bé ăn xin, chăn trâu – Chu Nguyên Chương, ông còn rất thích làm thơ!
Chu Nguyên Chương là người có chính kiến trong việc thống trị, thực quyền của ông có lẽ cũng chỉ có thể so sánh với Ung Chính. Ông đã phế bỏ chức vụ Thừa tướng – chức vụ áp chế quyền lực nhà vua, thống lĩnh 6 bộ, hoàng quyền cũng càng được tăng cường, vượt qua nhiều các hoàng đế khác trong lịch sử Trung Quốc.
(Ảnh minh họa)
Người thứ ba chính là Hán Vũ Đế Lưu Triệt
Những câu chuyện về quyền lực của Hán Vũ Đế có thể nói là vô cùng đặc sắc. Ông là vị hoàng đế tập quyền trung ương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, nhưng khi ông vừa tiếp nhận hoàng vị thì quyền lực của ông lại bị Đậu Thái Hậu kiểm soát, điều này khiến ông không thể chịu đựng được mà luôn lên kế hoạch cải cách. Ông liên tục làm yếu đi quyền lực của quần thần, cuối cùng quan viên trở thành những bình hoa di động không có quyền lực.
(Ảnh minh họa)
Vũ Phong (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)