Từ năm 2009, nhiếp ảnh gia Lisa Kristine đã đã bắt đầu cuộc hành trình của mình tới nhiều quốc gia để ghi lại những hình ảnh ám ảnh của những nô lệ thời hiện đại, cuộc sống của họ bị đặt trong vòng xoáy những cuộc trao đổi thương mại tàn nhẫn. Dẫu cuộc sống đầy rẫy khó khăn, gần như không có một chính sách đảm bảo sức khỏe, sinh mạng và lợi ích nào nhưng những gương mặt trong các tác phẩm của cô đều "có phẩm giá, sự nhậy cảm, vẻ đẹp và tính nhân văn" - Lisa nói.
Kristine đã dành nhiều tháng ại Ấn Độ Và Nepal để ghi lại hình ảnh những người lao động tại các lò gạch địa phương. Tại Ấn Độ, phụ nữ được thuê vận chuyển gạch bằng cách đội chúng lên đầu và di chuyển tới xe tải.
Họ phải thường xuyên làm việc trong môi trường lò nóng trên 54 độ C, không có sự phân biệt giữa nam giới, phụ nữ và trẻ em. Toàn bộ khoảng cách trở nên mờ mịt trong làn khói bụi mờ mịt.
Họ làm việc âm thầm, 16-17 tiếng mỗi ngày trong sự đơn điệu và tình trạng kiệt sức vì mất nước. Những người công nhân tại lò gạch Nepal không có giờ nghỉ để ăn hay thậm chí uống một cốc nước.
Trẻ em cũng được đưa tới các lò gạch để thực hiện công việc như bố mẹ - nơi nhiệt độ và bụi bặm có thể khiến bất cứ ai cảm thấy khó thở.
Kristine cho biết khi chụp những bức ảnh này, cô dường như không thể đứng vững và nước mắt trực trào. Nhưng những người chủ lao động cho phép cô chụp ảnh đã ngăn điều đó. Họ nói với Kristine, thể hiện cảm xúc tại một nơi như thế này là điều nguy hiểm thậm chí khiến các mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn. Cô không phải công dân nơi đây, không thể cung cấp cho họ bất cứ sự giúp đỡ trực tiếp nào, không gì cả.
Những đứa trẻ chỉ khoảnh 8-10 tuổi đã phải gồng mình chở đá từ đỉnh núi khai thác xuống xe tải dưới chân núi. Đây là công việc cực khó khăn và vất vả ở Himalaya.
Một gia đình cùng làm việc ở nhà máy dệt Ấn Độ, bàn tay đen của người cha, màu xanh và đỏ là của hai con trai ông. Công việc của họ là trộn thuốc nhuộm trong các thùng lớn, ngâm lụa vào chất lỏng độc hại ngập tới tận khuỷu tay.
Tại hồ Volta - hồ nhân tạo lớn nhất thế giới ở Ghana ước tính
có trên 4.000 trẻ em là công việc bắt cá như nô lệ trên hồ.
Kofi là tên một em nhỏ được cứu sống bởi hội những người lao động tại làng chài, Kristien hi vọng em sẽ tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của mình.
Một hình thức nô lệ cực nhọc khác ở Ghana là làm việc trong các hầm mỏ sâu tới 90m. Công nhân trong hầm phải vận chuển những khối đá nặng nề lên mặt đất, với hi vọng phá đá tìm vàng.
Những người phụ nữ làm các công việc có vẻ nhẹ nhàng hơn nhưng cực kì độc hại. Họ phải lội trong nước bị nhiễm thủy ngân cả ngày để đãi vàng, sau lưng là những đứa trẻ non nớt chưa thể rời mẹ.
Thoạt nhìn, những người đào vàng trong có vẻ mạnh mẽ. Nhưng lại gần, đa số họ đều có những chấn thương nặng và vô số bệnh tật tiềm ẩn.
Bởi làm việc thời gian quá lâu, 72 giờ trong hầm mỏ nên các công nhân đều mang đôi mắt ngầu đục.
Ở Nepal, nhiều phụ nữ còn bị ép buộc bán dâm trong những nhà hàng cabin. Đôi khi, đối tượng không chỉ là phụ nữ, trẻ em bất kể gái trai từ 7 tuổi cũng buộc phải chấp nhận công việc giải trí cho khách hàng, khuyến khích họ mua nhiều thức ăn và rượu hơn.
Chế độ nô lệ không chỉ tồn tại ở những nước kém phát triển mà ngay ở chính Hoa Kỳ cũng có không ít người chịu cảnh đối xử bất công vì gánh nặng cơm áo.
Người phụ nữ này từng là nạn nhân của nạn buôn người nhưng cô đã trốn thoát. Cô cho biết không có nhiều người được may mắn như cô. Những kẻ buôn người có thể tiếp cận họ trong vài tuần, xây dựng lòng tin rồi bán họ tới những thành phố sầm uất.
Depplus.vn