Về nhà tự mua thuốc Stilnox để uống nhưng bệnh tình vẫn không ổn định, đêm ít ngủ, nói nhiều, tự xưng là “ông Hoàng Mười”, “Cô Mẫu”, “Cậu Mẫu”...
Khi câu chuyện liên quan tới “Kiều nữ Hải Dương” tưởng đã lắng xuống thì cuối tháng 4/2014, các báo lại đưa tin về việc Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội Hải Dương trả lời đơn tố cáo của bà Ngọc.
Trong thông báo của Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Hải Dương thì đơn vị này nhận được đơn đứng tên bà Pham Ngoc Thi Thanh (tên khác Phạm Thị Thanh Ngọc) Sinh năm 1974, Quốc tịch Hoa Kỳ, địa chỉ cư trú: số 1614 SANIBEL LANE, ARLINGTON TX 76018, USA đề ngày 10/01/2014 do đồng chí Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Hải Dương chuyển đến.
Nội dung đơn: Tố cáo phóng viên Diệu Nam và phóng viên Sa Hà báo Người đưa tin và các tài xế lái xe taxi có tên Bối, Q, N và K thuộc hãng taxi Mai Linh đã cung cấp tin và viết bài đưa tin bà Thanh (tức Ngọc) là nữ dâm tặc, kẻ cuồng dâm chuyên đi dụ dỗ, cho tài xế uống thuốc kích dục để ép buộc các tài xế lái taxi quan hệ tình dục trái ý muốn của họ.
Bà Thanh (tức Ngọc) cho rằng các nội dung trên được đăng trên báo điện tử Người đưa tin là bịa đặt, dựng chuyện làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Thanh (tức Ngọc) và đề nghị các cơ quan hữu quan truy tố những người này về tội vu khống quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự.
Bà Phạm Thị Thanh Ngọc (giữa). Ảnh: Tuổi trẻ.
“Qua xem xét nội dung đơn và kết quả xác minh ban đầu xác định: Trong các bài báo “Hoang mang kiều nữ có sở thích … cưỡng hiếp lái xe taxi”, “Lết khỏi nhà kiều nữ, tài xế lẩy bẩy nhập viện” và “Diện kiến kiều nữ thích lạm dụng tài xế taxi trong phòng ngủ” do phóng viên Diệu Nam, Sa Hà viết đăng trên báo điện tử Người đưa tin các ngày: 26, 28, 31 tháng 12 năm 2013 phản ánh về một hiện tượng, vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhân vật được gọi là “nữ dâm tặc”, “kẻ cuồng dâm” trong bài viết không bị nêu đích danh họ tên, địa chỉ cụ thể.
Do đó không có cơ sở cho rằng phóng viên Sa Hà và Diệu Nam viết bài xâm phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bất cứ cá nhân nào, vì vậy không có dấu hiệu của tội vu khống theo điều 122 Bộ luật Hình sự”.
Tuy nhiên, cùng với việc gửi đơn tố cáo tới cơ quan Công an, đầu tháng Tư, bà Ngọc cũng nộp đơn kiện báo Người đưa tin ra TAND TP Hà Nội.
Trong khi việc kiện tụng của bà Ngọc với báo Người đưa tin mới chỉ bắt đầu thì liên tiếp xuất hiện việc kiều nữ tố bị hiếp dâm và đập phá đồ đạc của tài xế taxi vì không "chiều chuộng".
Liên quan đến việc đập phá xe taxi ngày 6/5, sau khi lấy lời khai các bên, cơ quan công an nhận định không có cơ sở để xử lý bà Ngọc về hành vi hủy hoại tài sản và quấy rối tình dục nên đã cho bà này ra về vào tối 5/5.
Những chuyện ly kỳ xuất hiện quanh bà Ngọc liên tiếp đã gây tò mò cho chúng tôi. Tìm về Hải Dương, phóng viên đầy bất ngờ khi được biết về chân dung thực sự của vị "kiều nữ" này.
Được sự đồng ý của giám đốc Phạm Công Lạng là đồng ý cho sao bệnh án của bệnh nhân Phạm Thị Thanh Ngọc, mấy cô nhân viên ở bộ phận lưu trữ bệnh án của Bệnh viện tâm thần Hải Dương cứ cười rinh rích và bảo “lại sao bệnh bệnh án kiều nữ à?”.
Theo hồ sơ lưu của Bệnh viện Tâm thần Hải Dương thì bà Ngọc đã từng hai lần vào điều trị.
Lần thứ nhất là 10 giờ sáng 24/3/2009, bà Ngọc đến bệnh viện trong trạng thái phụ thuộc thuốc. Khi vào Khoa Điều trị, bác sĩ chẩn đoán loạn thần không thương tổn, không biệt định. Lý do phải vào viện là do “đêm ít ngủ, nói nhiều, nói linh tinh”.
Theo bệnh án của bệnh nhân Phạm Thị Thanh Ngọc tại Bệnh viện Tâm thần Hải Hương, bệnh nhân Ngọc là con gái thứ hai trong gia đình có 3 anh chị em, tiền sử sản khoa không có gì đặc biệt. Năm 2000 đi sang Mỹ cùng với chồng.
Trong thời gian tại Mỹ,bà Ngọc ngủ kém, nói nhiều không chú ý đến công việc gia đình, có lần không kiểm soát được hành vi đã dùng dao chém chồng.
Trong bệnh án ghi rõ: Tại Mỹ, bà Ngọc đã điều trị bằng thuốc an thần Stilnox, bệnh nhân vẫn ít ngủ, bỏ nhà đi lang thang. Chồng bà này đã gửi vợ về nước.
Về nhà tự mua thuốc Stilnox để uống nhưng bệnh tình vẫn không ổn định, đêm ít ngủ, nói nhiều, tự xưng là “ông Hoàng Mười”, “Cô Mẫu”, “Cậu Mẫu”, đi xem bói cho mọi người.
Thiếu lễ độ với bố mẹ, ăn uống thất thường, có khi nhịn ăn cả ngày nhưng có ngày lại ăn rất khỏe, không chịu lao động gì, không chú ý đến việc gia đình. Mỗi ngày uống thuốc Stilnox, có ngày uống hàng trăm viên mà vẫn ngủ kém.
Theo bệnh án thì trước thời điểm bệnh nhân Ngọc vào viện, bệnh nhân uống nhiều thuốc, uống xong không đi lại được, vật vã tại giường, nói lảm nhảm, co cứng lưỡi.
Tìm hiểu tiền sử bệnh thì bà Ngọc đã có biểu hiện mất ngủ từ năm 2000, và bệnh lúc tăng, lúc giảm.
Khi khám bệnh, bác sĩ phát hiện tâm thần bệnh nhân có biểu hiện chung là lẩn thẩn, tiếp xúc hạn chế. Dòng tư duy lúc tăng lúc giảm, có hoang tưởng tự cao kỳ quái. Hành vi lẩn thẩn thiếu hòa hợp… Vì vậy bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị loạn thần không thực tổn, không biệt định.
Trong những ngày điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hải Dương, từ ngày 24 - 29/3/2009, bệnh nhân Ngọc luôn có hành vi lẩn thẩn. Cho đến ngày 3/4, tâm thần tiến triển khá hơn, ăn ngủ được. Lúc này bệnh nhân Ngọc xin về. Bác sĩ yêu cầu tiếp tục điều trị theo đơn.
Ra viện được 2 tháng, 14 giờ chiều 3/6/2009, bệnh nhân Ngọc lại nhập Bệnh viện Tâm thần Hải Dương. Lần này, gia đình cho biết sau khi ra viện lần đầu, gia đình tiếp tục đưa bà Ngọc đi điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 tháng. Nhưng khi về nhà, bệnh nhân vẫn ít ngủ, đi lại nhiều, nói nhiều, luôn luôn cho mình có tài, ăn uống thất thường nên gia đình lại đưa vào viện.
Cho tới ngày 12/6/2009, bệnh nhân Ngọc ra viện. Trong bệnh án, bác sĩ điều trị vẫn yêu cầu tiếp tục điều trị theo đơn.
VnMedia.vn