Những ngày cuối tháng 12/2012, dòng du khách đổ về các thành phố cổ của người Maya ở Nam Mexico và Trung Mỹ trở nên tấp nập hơn bao giờ hết. Các nhà khảo cổ xác nhận, những tàn tích còn sót lại chính là một phần của nền văn minh Maya cổ đại, từng phát triển rực rỡ trong hàng ngàn năm trước khi bị diệt vong do đế chế Tây Ban Nha xâm chiếm một phần châu Mỹ vào thế kỷ 16.
Phối cảnh trái đất trong ngày tận thế Maya.
Do nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vốn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên, người Maya đã tìm ra cách để làm chủ một phần tự nhiên. Không chỉ hình thành một nhà nước, nền văn minh Maya còn đạt được những phát triển rực rỡ về kiến trúc, toán học, thiên văn học và đặc biệt là cách tính toán thời gian.
Trong những công trình lịch sử mà người Maya để lại, cuốn lịch đá mà ngày kết thúc của nó trùng với ngày 21/12/2012 dương lịch được chú ý nhiều nhất. Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, một vài ý kiến cho rằng, thời điểm cuối cùng trong cuốn lịch của người Maya là lời tiên tri ngày trái đất diệt vong. Dù chưa từng được các hội đồng khoa học công nhận nhưng suy đoán này nhanh chóng lan ra toàn cầu, gây hoang mang cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Hàng loạt các nghiên cứu về cuốn lịch đá của người Maya cổ đại xác nhận, đây là loại lịch chính xác và tỉ mẩn nhất được tạo ra ở thời kì cổ trung đại. Không chỉ đơn thuần cách tính toán ngày tháng, cuốn lịch còn là kho tàng vô giá về nghệ thuật, kiến trúc và cả ẩm thực, vốn là một phần đã mất của nền văn minh bị diệt vong.
Những gì còn sót lại của nền văn minh Maya.
Cuốn lịch đá cho biết, một năm của người Maya gồm 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày cộng với một tháng thần thánh cuối năm chỉ bao gồm duy nhất 5 ngày. Trong khi đó, cuốn lịch đá bao gồm 13 “B'aktun”, đơn vị tính thời gian lớn nhất mà người Maya sử dụng, tương đương 400 năm dương lịch. Một chu kỳ của cuốn lịch chính là một kỷ nguyên của người Maya được gọi là Long Count, trải dài trong quãng thời gian tương đương 5.125 năm.
Nghiên cứu của các chuyên gia khảo cổ cho thấy, kỷ nguyên của người Maya cổ đại, được đánh dấu trên cuốn lịch đá trùng với ngày 11/8/3114 trước Công nguyên. Với phép tính cụ thể, người ta xác định ngày cuối cùng của lịch đá sẽ kết thúc vào ngày 21/12/2012. Tuy nhiên, nó lại nảy sinh một vấn đề mới đằng sau ngày kết thúc mà cuốn lịch của người Maya cổ đại nhắc đến.
Năm 1966, Michael D. Coe, tác giả cuốn The Maya khẳng định, ngày cuối cùng mà cuốn lịch đá đề cập đến chính là lời tiên đoán hủy diệt, giáng xuống trái đất khi B'aktun thứ 13 kết thúc. Theo đó, không chỉ trái đất mà vũ trụ của chúng ta đều sẽ diệt vong khi đại chu kỳ của cuốn lịch đá Maya hoàn tất. Lời suy đoán tưởng chừng như vô căn cứ đó bất ngờ được chú ý và trở thành đề tài bàn luận sôi nổi suốt những năm đầu thập niên 1990, đúng thời điểm Internet ra đời, khiến nó nhanh chóng lây lan khắp toàn cầu.
Ngay cả khi sự vô lý của
Cuốn lịch đá gây tranh cãi suốt nhiều thập niên.
Thậm chí, người dân ở một vài nơi còn chuẩn bị sẵn cho mình những phương án để vượt qua
Cũng giống hệt với lời tiên đoán về sự cố Y2K năm 2000 và những lời tiên tri tận thế khác, ngày 21/12/2012 đã nhanh chóng trôi qua mà không có bất kể biến cố nào, đủ sức ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người, trái đất hay vũ trụ bao la. Tuy nhiên, đồn đoán tận thế những ngày cuối năm 2012 cũng đủ sức làm cả thế giới xôn xao, không chỉ khiến bình chọn Nhân vật của năm do tạp chí Time danh tiếng bị lu mờ mà còn trở thành cơn sốt trên các mạng xã hội.
Trên thực tế, ngày 21/12/2012 trôi qua yên lành mang lại sự thanh thản cho một số người nhưng lại là nỗi buồn của rất nhiều người khác bởi suốt nhiều thập niên qua, con người trên khắp địa cầu luôn hào hứng tranh cãi về tận thế Maya cũng như mong đến thời điểm 21/12/2012 lịch sử. Truyền thông thế giới chắc chắn sẽ không tránh khỏi sững sờ trước sự chấm dứt tin đồn tận thế, một trong những chủ đề nóng xuyên suốt nhiều thập kỷ qua.
Infonet