Danh mục

Sự thật khủng khiếp về Chùa Bồ Đề: Kênh trung gian mua bán con nuôi?

Thứ năm, 17/07/2014 06:25

Mỗi đứa trẻ được đưa vào chùa Bồ Đề, Công được "lại quả" 5-7 triệu đồng. Nếu đứa trẻ này được nhận làm con nuôi, nhà chùa sẽ được "cung tiến" vài chục đến vài trăm triệu từ cha mẹ nuôi chúng.

Khi thực hiện phóng sự này, chúng tôi đã rất “sốc” trước những lời rỉ tai rằng nơi đây như một “kênh” cung cấp con nuôi. Hiện có đến gần 200 trẻ mồ côi được gom về từ nhiều nguồn khác nhau, đang sống lay lắt ở chùa Bồ Đề…

"Thợ" nuôi trẻ

Nguyễn Thị Nhàn, quê ở Nam Định đã làm “Ôsin” trong chùa bốn năm, “bật mí”: “Sư thầy vừa mua mảnh đất những 45 tỷ để xây nhà cho trẻ mồ côi ở đây. Chùa này không phải của Nhà nước, tiền là do khách thập phương cung tiến cả đấy”.

Nhàn lên thành phố làm nghề giúp việc, được sư thầy tuyển vào chùa trông trẻ. Mỗi tháng sư thầy trả lương không dưới ba triệu đồng. Ở chùa, có vài chục người phụ nữ như Nhàn, được gọi là mẹ. Mỗi mẹ nuôi bốn - năm con (trẻ bị bỏ rơi) nhỏ xíu.

Ngôi chùa,ngôi chùa nhận nuôi trẻ mồ côi,sự thật về việc nhận nuôi trẻ,kênh mua bán con nuôi
Một phụ nữ được thuê nuôi giữ trẻ ở chùa Bồ Đề.

Nhàn cho biết: “Trẻ ngày càng đông, chăm làm sao xuể được. Đôi khi chúng nó khóc cũng mặc kệ, dỗ được đứa này thì đứa kia quấy nhèo nhẹo, mệt lắm. Thỉnh thoảng cũng có bé qua đời. Trẻ ở đây bị bỏ rơi nhiều lắm, có đứa bị HIV. Báo chí viết về chùa đầy ra đấy, chị không biết chùa này rất nổi tiếng à? Hết đoàn nọ đến đoàn kia ghé làm từ thiện thì mới có tiền mà nuôi các cháu, chứ ở đây làm gì có chế độ nhà nước?”.

Tôi hỏi: “Ngoài lương ra thì các mẹ có khoản nào khác nữa không?”. Nhàn đáp: “Thỉnh thoảng phật tử thương, giấm giúi cho các mẹ mấy đồng để nuôi các cháu tốt hơn. Sư thầy mà biết là bọn em phải nộp lại ngay, chỉ nhận lén lút thôi”.

Nhàn cũng như nhiều người mẹ khác, không rõ chính xác những đứa trẻ mồ côi đến từ đâu. Chỉ thỉnh thoảng thấy các sư trong chùa mang vào khu nuôi một cháu, giao cho các mẹ. Họ dặn phải nói tất cả trẻ con ở đây đều là trẻ bị vứt ở cổng chùa. Nhàn rủ tôi vào chơi, thăm các cháu. Cô thản nhiên nói: “Chị cho xin mấy đồng mua bánh để lát nữa ăn…”.

Tôi theo Nhàn vào khu mới mà chùa vừa xây. Sự bừa bộn, ồn ào hiện ra nhức mắt nhưng cái vô cảm của những người chăm sóc trẻ mới thực sự khiến tôi thấy nhói lòng. Vài em bé sơ sinh khóc đến tím ngắt nhưng các mẹ vẫn thản nhiên buôn chuyện với nhau. Thấy tôi thắc mắc, một mẹ nói: “Con của ai, người nấy quản”. Mãi sau tôi mới biết, mẹ của các cháu đó vừa ra ngoài chưa về.

Nhàn giới thiệu tôi là người mới đến chùa lần đầu, muốn xem qua khó khăn của nhà chùa để sau này trở lại làm từ thiện. Các mẹ nhao nhao: “Đừng có mang bánh kẹo, quần áo cũ đến cúng nhá. Ở đây không cần những thứ đó nữa đâu. Cần tã, sữa, tiền hoặc giấy ướt để lau cho các cháu”. Các chị không quên dặn tôi phải mang thẳng giấy đến khu nuôi các cháu, không được đưa cho sư thầy, tránh tình trạng sư thầy phát theo chế độ hàng tháng, sẽ chẳng đủ dùng.

Trước một em bé sơ sinh còn đỏ hỏn, tôi hỏi: “Em bé này bị bỏ rơi ở đâu?”, người mẹ nuôi em đáp: “Người ta gọi điện cho sư bác đi nhặt ở đâu về tôi không rõ lắm. Giao cho mình tôi ba đứa còn đỏ hỏn thế này, vất lắm cô ạ”.

Nhàn nháy người “mẹ” vừa nói chuyện với tôi, nhắc lại không dưới năm lần câu: “Ở đây đều là trẻ người ta đem đến bỏ rơi ở cổng chùa cả đấy chị ạ”. Không hiểu sao Nhàn không cho tôi chụp ảnh một cháu bị ghẻ lở đầy người. Không chịu nổi cảnh người mẹ cầm hai chân một em bé sơ sinh đang ngủ ngon, kéo xềnh xệch sang một vị trí khác, tôi bỏ ra ngoài...

Gặp sư thầy... khó lắm

Đi tìm sư thầy trụ trì, qua một căn phòng, thấy mấy sư bác trẻ măng đang xúm quanh một chiếc máy tính, vào mạng, tôi cất tiếng hỏi, một sư bác xẵng giọng: “Cô có việc gì mà đòi gặp sư thầy?”. Tôi nói: “Thưa, tôi hỏi cho một người em gái, cô ấy lỡ có thai, muốn gửi con vào chùa”. Sư bác hỏi tiếp: “Là con trai hay con gái?”, tôi đáp: “Vì chưa sinh, nên không biết giới tính?”, sư bác nói: “Nếu là con trai thì cứ mang sang để ở cổng chùa là được, con gái thì thôi, chưa chắc thầy nhận đâu”. Tôi nài: “Cứ chỉ cho tôi gặp sư thầy đi, tôi cần nói chuyện”.

Bất đắc dĩ sư bác này mới chịu đưa tôi đi tìm sư thầy nhưng chúng tôi bị một anh bảo vệ cao lớn chặn lại, hỏi sư bác đưa tôi đi đâu? Nghe chuyện, anh bảo vệ dứt khoát ngăn không cho gặp sư thầy. Anh ta nói: “Vấn đề liên quan đến trẻ con bị bỏ rơi, mình tôi có thể giải quyết được hết”. Tôi hỏi: “Anh có quyền gì mà giải quyết được?”. Anh ta nói: “Tôi là bảo vệ, đồng thời là người giải quyết mọi chuyện ở chùa này. Một trăm bảy mươi mấy cháu này tôi đều giải quyết đấy chứ. Sư thầy không phải là người ai muốn gặp lúc nào cũng được!”.

Ngôi chùa,ngôi chùa nhận nuôi trẻ mồ côi,sự thật về việc nhận nuôi trẻ,kênh mua bán con nuôi
Trẻ được nuôi ở chùa Bồ Đề.

Tôi đành quay lại phòng bảo vệ để ngồi nói chuyện. Anh bảo vệ xưng tên Tài. Lần đầu tiên tôi thấy quyền lực của một bảo vệ trong chùa lại “to” đến thế.

Tài khoát tay nói: “Chuyện của cô quá đơn giản. Hôm nào em cô đẻ, cứ mang đến đây nhà chùa nhận tuốt. Trai gái gì cũng được”. Tôi hỏi: “Nhưng có điều kiện gì không?”, Tài đáp: “Nếu vứt ở cổng chùa thì không cần viết gì. Nếu đưa vào gửi nhà chùa thì phải viết cam kết là giao con hoàn toàn cho nhà chùa nuôi”. Tài dặn đi dặn lại, khi nào em tôi sinh xong, cứ gọi cho anh ta là đứa trẻ sẽ được bỏ vào chùa nhanh, gọn…

"Tùy tâm" cung tiến cho chùa vài chục đến vài trăm triệu/ đứa trẻ?

Trong vài người đàn bà có nhu cầu đi xin con nuôi, chúng tôi tìm đến Công - một "cò" chuyên dắt mối cho- nhận con nuôi ở cổng Bệnh viện C. Câu đầu tiên mà Công hỏi tôi là: “Ai giới thiệu chị gặp tôi?" và rất nhiều câu hỏi khác để xem liệu tôi có là khách hàng tiềm năng của hắn hay không.

Khi tin rồi, Công hé lộ nhiều chuyện kinh hoàng về công việc của mình. Công nói: “Làm cái này không cẩn thận là bị bắt như chơi. Kể cả chị, nếu công an phát hiện chị đang mua một đứa trẻ con, chị cũng bị bắt ngay. Thế nên, chúng ta chỉ giao dịch qua điện thoại thôi, không được gặp nhau cho đến khi tôi đưa một con bé có chửa đến đây để đẻ. Chị cứ chuẩn bị tầm 50 triệu đồng cho thương vụ này. Trong đó, tôi sẽ phải chi cho rất nhiều người để khi khai sinh, người ta sẽ điền tên người mẹ là chị, chứ không phải là mẹ đẻ thật sự của đứa trẻ mà chị định nhận làm con nuôi. Như thế, khi mang đứa trẻ ra khỏi bệnh viện thì nó sẽ là con của chị, đưa tiền cho mẹ đẻ của nó và bế con mình về thôi”.

Ngôi chùa,ngôi chùa nhận nuôi trẻ mồ côi,sự thật về việc nhận nuôi trẻ,kênh mua bán con nuôi
Ngay trước cổng BV Phụ sản trung ương, gã xe ôm
tên Công đang môi giới với khách hàng.

Tôi thắc mắc: “Anh nhầm à, tôi phải làm thủ tục xin con nuôi hẳn hoi, mà bệnh viện thì họ không có chức năng làm việc đó. Anh phải có cách khác chứ!”.

Công bảo: “Trước đây, tôi vẫn đưa trẻ bị bỏ rơi lên các trung tâm bảo trợ xã hội trên Ba Vì. Mỗi đứa trẻ vứt ở cổng trung tâm, tôi được nhận năm - bảy triệu cơ. Nhưng nếu chị vào những trung tâm đó xin con nuôi thì đừng hòng. Chúng nó sẽ được đưa đi nước ngoài làm con nuôi hết, làm gì đến lượt chị. Nhiều người vẫn làm theo cách tôi bày cho đấy, chẳng thấy họ kêu ca gì đâu”.

Công cho tôi thêm một lựa chọn khác, cũng giống như Hà, anh ta hứa sẽ chở tôi sang chùa Bồ Đề để tìm xem có đứa trẻ nào ưng ý thì xin làm con nuôi.

Tôi hỏi: “Hết bao nhiêu tiền?”, Công cười nhạt: “Cái đó thì tùy tâm chị. Cửa Phật người ta không đòi thẳng thừng như thế đâu. Người ta sẽ nói là “tùy tâm”. Ai nhận con nuôi ở đây chả tự giác cung tiến vài chục triệu, có người cung tiến mấy trăm triệu cho nhà chùa. Sư chẳng nói ra thì khắc có người “bắn” đến tai phật tử có lòng từ bi. Phật dạy, cứu một người phúc đẳng hà sa... tiền thì quan trọng gì!".

Mỗi khi anh đưa trẻ con bị bỏ rơi cho chùa được “lại quả” từ năm - bảy triệu đồng. Nhưng thực ra, anh chỉ nhận được một - hai triệu, còn lại thì bồi dưỡng cho người mẹ. Đó là “luật” và lệ”. Công hứa sẽ tìm cho tôi một bà chửa khỏe mạnh để sinh con trong một bệnh viện lớn. Còn tôi phải sắm vai là chị gái của sản phụ đó và đàng hoàng bế đứa bé ra khỏi bệnh viện cùng người đã sinh ra nó. Giá chính xác của phi vụ này được chốt lại là 40 triệu đồng. Bế đứa trẻ không phải do mình đẻ ra về nhà, tôi sẽ phải chịu trách nhiệm hợp thức hóa nguồn gốc, biến nó thành con nuôi của mình....

Ông Lưu Ngọc Tiến - Phó Chủ tịch (phụ trách văn hóa - xã hội) UBND phường Bồ Đề, quận Long Biên - Hà Nội cho biết: “Chùa Bồ Đề thuộc sự quản lý của phường. Việc nhà chùa nhận hàng trăm trẻ mồ côi về nuôi hoàn toàn mang tính tự phát, không được cấp có thẩm quyền ra quyết định cho phép. Nhiều lần chúng tôi đã đề nghị sư thầy phối hợp với chính quyền địa phương làm thủ tục đưa các cháu vào các cơ sở nuôi dưỡng có pháp nhân nhưng ý sư thầy muốn bao bọc cho tất cả những số phận kém may mắn thì phải! Vài năm trở lại đây, số trẻ sơ sinh trong chùa ngày một đông, tình trạng chăm sóc không chu đáo bắt đầu phát sinh, nhất là việc ô nhiễm môi trường do người quá đông. Mỗi năm, cán bộ y tế phường kiểm tra sức khỏe, phát hiện các cháu mắc bệnh ngoài da rất nhiều. Thỉnh thoảng, có cháu chết vì bệnh tật, chủ yếu là trẻ nhiễm HIV”.

Về phương diện quản lý nhà nước, ông Tiến rất hy vọng các cơ quan chức năng phối hợp với nhà chùa trong việc quản lý các cháu mồ côi sao cho đúng luật.

Theo Báo Phụ Nữ

Tin được quan tâm

Ngôi làng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam: Gấp gần 17 lần Hà Nội và hơn 9 lần so với TP. HCM

Theo thống kê, mật độ dân số ở ngôi làng này cao gấp gần 17 lần so với Hà Nội và hơn 9 lần so...
Kiến thức 2 ngày, 7 giờ trước

Năm 2025: Bao nhiêu tuổi thì được chúc thọ - mừng thọ? Mức tiền được hưởng là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 96/2018/TT-BTC quy định mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi, cụ thể như dưới...
Kiến thức 2 ngày, 4 giờ trước

Nghề được dự đoán có thể biến mất trong 10 năm tới, khi tìm ngành học cần cân nhắc vì khả năng thất nghiệp do xã hội không có nhu cầu

Trước sự thay đổi liên tục của đời sống xã hội, những công việc dưới đây đang dần mất đi vị thế, vì vậy hãy...
Kiến thức 3 ngày, 3 giờ trước

Ở Việt Nam có một dòng sông độc đáo từng khiến thế giới sửng sốt, đó là sông nào?

Hình ảnh dòng sông này được một du khách đi trên máy bay vô tình chụp được đã khiến nhiều người bất ngờ trước sự...
Kiến thức 3 ngày, 8 giờ trước

Tổ Tiên khuyên: 'Trong nhà có hai cây thì dù không giàu cũng có phước', là hai cây gì?

Mùa xuân thời tiết mưa phùn ẩm thích hợp để trồng cây. Nghe lời khuyên của người xưa, đây là hai loại cây bạn nên...
Đời sống số 2 ngày, 22 giờ trước

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ sáu ngày 21/2, tức ngày 24 tháng Giêng âm lịch?

Người xưa tin rằng con người phải tuân theo quy luật tự nhiên để đạt được sự phát triển hài hòa. Ngày 21 tháng 2,...
Đời sống số 3 ngày, 20 giờ trước

Tin cùng mục

Thị xã lâu đời nhất của Việt Nam: Tồn tại từ thời vua Hùng, sắp được lên thành phố trực thuộc tỉnh

Ẩn mình bên dòng sông Hồng hiền hòa, thị xã Phú Thọ là một vùng đất cổ kính với bề dày lịch sử hàng nghìn...
Kiến thức 3 giây trước

Tỉnh nào có dân số thấp nhất Việt Nam?

Theo thống kê, đây là tỉnh có dân số ít nhất cả nước, chỉ khoảng 326.500 người.
Kiến thức 4 phút trước

Theo quy định mới, điều khiển xe ô tô rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu cấm rẽ phải đối với xe ô tô bị phạt bao nhiêu?

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi gặp đèn đỏ sẽ không được rẽ phải theo quy định; trừ trường hợp có...
Kiến thức 4 phút trước

Nhồi nhét khách, tài xế xe khách có thể 'lĩnh án' nặng, bị phạt tới 75 triệu đồng

Tình trạng xe khách chở quá số người quy định, hay còn gọi là "nhồi nhét" khách, không chỉ gây khó chịu cho hành khách...
Kiến thức 4 phút trước

Lắp gương chiếu hậu như thế nào để không bị phạt?

Gương chiếu hậu là một bộ phận không thể thiếu trên xe máy, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi...
Kiến thức 29 phút trước

Tháng 2 âm lịch mang lại may mắn cho bốn con giáp này: sự nghiệp thăng tiến và thu nhập liên tục tăng

Khi bước vào tháng âm lịch thứ hai, vận may của một số người cũng sẽ khởi sắc. Chuyên trang tử vi đã nêu tên...
Đời sống số 1 giờ, 2 phút trước

Tin mới cập nhật

5 mẹo mặc áo sơ mi vào mùa xuân vừa thời trang vừa sành điệu, trông bạn sẽ thật tuyệt nếu làm theo

Mùa xuân đã đến và đã đến lúc mặc áo sơ mi. Chiếc áo sơ mi trắng nhạt, thoang thoảng mùi nước xà phòng, sạch...
Thời trang + 1 giờ, 5 phút trước

Loại gỗ được mệnh danh là 'mộc vương' cứng gấp 2 lần thép, có thể thay thế kim loại, đạn bắn không thủng

Đây được xem như "vua của các loại cây", có giá trị cao, mang đến nhiều công dụng to lớn.
Kiến thức 1 giờ, 29 phút trước

Ngành học hot nhất hiện nay: Thiếu 1,5 triệu người, sinh viên ra trường là có việc, lương 20-30 triệu/tháng

Mặc dù có cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn nhưng ngành học này vẫn đang thiếu khoảng 1,5 triệu nhân lực....
Kiến thức 2 giờ, 41 phút trước

Tỉnh nào có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước?

Bắc Giang, một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc, đã tạo nên bất ngờ lớn khi vươn lên dẫn đầu cả nước về tốc độ...
Kiến thức 2 giờ, 41 phút trước

Chỉ duy nhất một trường hợp hộ gia đình được giao đất ở theo Luật mới, đó là?

Kể từ ngày 01/01/2025, chỉ còn 01 trường hợp duy nhất, Nhà nước sẽ giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình.
Kiến thức 2 giờ, 42 phút trước

Sử dụng lòng đường trái phép để kinh doanh ăn uống, quán ăn bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Theo Nghị định 168, hành vi sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè để kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa;...
Kiến thức 2 giờ, 42 phút trước

Xe máy không đạt yêu cầu khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Đối với người điều khiển xe máy, quy định một số lỗi về điều kiện khi tham gia giao thông theo nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Kiến thức 2 giờ, 43 phút trước

4 loại hoa thích uống 'nước axit', tưới nước 1 tháng 1 lần, lá sẽ xanh

Trong quá trình phát triển của hoa, lá của một số loài hoa sau một thời gian bắt đầu chuyển sang màu vàng, đặc biệt...
Kiến thức 2 giờ, 53 phút trước

Cách phân chia khối tài sản hơn 3 nghìn tỷ của Tạ Đình Phong gây sốc, cư dân mạng bàn tán sôi nổi

Tạ Đình Phong hiện là một trong những ngôi sao nổi tiếng hàng đầu của làng giải trí Hoa ngữ. Bên cạnh sự nghiệp nghệ...
Chuyện làng sao 2 giờ trước

Tỉnh thành nào có quy mô kinh tế lớn nhất Việt Nam?

Nhìn vào số liệu thống kê gần nhất, tỉnh thành này còn xếp trên cả Hà Nội khi nói về quy mô kinh tế.
Kiến thức 2 giờ trước