Danh mục

Phân người 'chảy' trên đầu ở khu tập thể

Thứ hai, 19/08/2013 12:58

Sự việc xảy ra hôm Hà Nội chịu trận mưa lớn vừa qua. Nước dềnh lên mặt đường 20 - 30cm kèm theo phân người và hàng trăm thứ phế thải hôi hám từ một khu tập thể xả ra.

Rừng ống nước thải chạy… trên đầu

Đó là chuyện xảy ra tại khu nhà E4, tập thể Đại học Y Hà Nội. Khu nhà này đã xuống cấp, muốn đi vào bất cứ nhà nào, người ta phải chui qua một rừng ống nước thải chạy ngay trên đầu. Trước đây, người ta chỉ biết một cách chung chung đó là đường ống dẫn nước thải mà không thể tưởng tượng rằng, trong đó có cả chất thải (phân người) của các hộ gia đình sống trên đó. Còn nữa, 100% đường ống chất thải ấy không hề qua bể phốt lắng đọng mà “phi” thẳng ra mương. Kinh hoàng hơn, có những dường ống bị gãy giữa chừng trơ trơ ngang… mặt người.

Bà Phạm Thị Lan, người mới thuê một căn hộ tầng 1 ở khu tập thể này kể câu chuyện cười ra nước mắt mới xảy ra trước khi chúng tôi đến 30 phút: “Có chị mua đồng nát vừa thu mua vỏ bia ở đầu ngõ thấy có ống nước chảy tong tong từ trên tầng hai xuống, chị liền chìa tay ra rửa. Chị ta mới xoa xoa được vài cái thì đôi bàn tay hứng trọn một đống phân. Hoảng quá, chị ta hét toáng lên lao vào nhà tôi xin rửa. Rửa ít mà nôn ọe thì nhiều… Chị đâu biết đó là ống thoát nhà vệ sinh. Với chúng tôi, chuyện phân người lênh láng ra đường trở nên bình thường lắm rồi”.

Tập thể Đại học Y Hà Nội,Nhà tập thể,Ngập lụt
Chằng chịt đường ống chất thải của các hộ dân khu tập thể E4.
(Ảnh: H.Phương)

Theo bà Lan thì cách đây mấy hôm, có hai nữ phóng viên đến khu này để tìm hiểu viết bài. Loay hoay tìm không có chỗ để xe nên cuối cùng họ đành dựng nó ở ngay dưới đường thải của tầng trên. Trong lúc họ đang hỏi thăm lên nhà bà tổ phó dân phố thì chiếc xe máy của họ đã bị nhuộm một màu “vàng rộm”. Chưa hết, có những ống nước thải lâu ngày bị bục giữa chừng, nước tiểu, phân người chảy từ tầng trên xuống tầng dưới nhoe nhoét khiến hàng xóm lời qua tiếng lại, cự cãi nhau ầm ĩ hết cả lên.

Chúng tôi lên tầng 3 theo chỉ dẫn của bà Lan để gặp bà Phạm Thị Thu, tổ phó tổ 52, khu tập thể E4 hỏi chuyện. Bà Thu xác nhận: “Đúng vậy. 100% hộ dân ở E4 đi vệ sinh đều thải thẳng trực tiếp xuống mương”. Nói thải xuống mương là trước đây thôi. Bây giờ, khi khu nhà A5 (trước đây tên E5) tập thể Đại học Y Hà Nội đang được xây dựng lại, trong quá trình thi công xe tải chạy ra chạy vào làm cho con mương đó bị o ép, có đoạn đã bị tịt lại thành ra nước thải nhà E4 thải ra đường chứ không phải ra mương”.

Ăn nước… giếng khoan

Khu nhà E4, tập thể Đại học Y Hà Nội được xây dựng từ năm 1974. Do mục đích ban đầu là nhà làm việc cho nên mỗi căn hộ chỉ có diện tích 12 m2, không có bếp, không có khu vệ sinh riêng. Đến năm 1984, nhà E4 được phân cho cán bộ, nhân viên của trường ở. Từ khi được phân nhà, các hộ gia đình đã tự cơi nới, xây dựng thêm nhà bếp và nhà vệ sinh.

Để dẫn chứng thêm cho PV, bà Thu chỉ tay về phía “rừng” ống nước thải cắm thẳng xuống mương nói: “Trước đây, có một số hộ xây bể lắng với những cái hố bằng cái máy giặt được ngay dưới đường. Trời nắng thì hôi hám, trời mưa thì coi như mất tác dụng. Hiện nay, hầu như tất cả nhà vệ sinh các hộ đều chảy thẳng xuống mương. Một số ống bị gãy giữa chừng, các hộ đó cũng chẳng buồn thay, cứ để thứ xú uế đó rơi bình bịch ra đường. Một người làm vậy chắc bị lên án, chứ tất cả đều như vậy thì hòa cả làng. Thôi sống chung với lũ”.

Bây giờ vì ngập lụt nước dềnh lên thì thiên hạ mới biết chứ cảnh “sống chung với lũ” này, theo bà Thu đã diễn ra… vài chục năm nay!

Vấn đề “đầu ra” nhức nhối đã đành, “đầu vào” cũng đáng lo ngại không kém. Hai tháng nay, người dân E4 phải dùng nước giếng khoan. Bà tổ phó dân phố cho hay: “Trước đây, dân E4 dùng nước máy của thành phố. Nhưng mới đây, đường nước máy bỗng dưng bị tịt lại phía đầu đường. Chúng tôi điều tra nguyên nhân thì do hai công trình xây dựng tòa nhà A5 Đại học Y và tổ xây dựng cống hóa bê tông. Thế nhưng họ lại đổ trách nhiệm cho nhau, thành ra, chẳng ai giải quyết cho chúng tôi. May còn đường nước giếng khoan của Trường Đại học Y, không thì dân chúng tôi chết”. Nhìn cảnh nhà vệ sinh với phân tươi và nước thải đổ thẳng ra mương, sau đó các hộ dân ở đây lại dùng nước giếng khoan lên từ lòng đất, nơi rất có thể những uế tạp đó sẽ ngấm sâu xuống mà chúng tôi sởn cả gai ốc.

Tuy nhiên, cái khổ chưa dừng ở đó bởi các hộ dân E4 để dùng được nước giếng khoan đâu phải chuyện dễ. “Nước chỉ bơm vài tiếng một ngày. Bơm vào giờ hành chính. Có nhiều gia đình đi làm, chẳng ai ở nhà trực mở van nước, tối về hết nước chạy táo tác xin hàng xóm”, bà Thu kể.

Quả đáng buồn khi ngay giữa trung tâm Thủ đô văn minh mà vẫn có những chuyện khó tưởng tượng như thế!

Theo Gia Đình & Xã Hội

Tin được quan tâm

Những con giáp nào cần thận trọng vào thứ sáu ngày 9 tháng 5, tức ngày 12 tháng 4 âm lịch?

Trong văn hóa truyền thống, việc chọn ngày lành để tổ chức các hoạt động quan trọng đã trở thành một phong tục ăn sâu...
Đời sống số 2 ngày, 22 giờ trước

Nghiên cứu của Harvard phát hiện ra rằng có hai tháng trong năm mà trẻ em sinh ra rất thông minh và thật may mắn khi gặp được chúng

Là cha mẹ, tất cả chúng ta đều hy vọng con mình sẽ thông minh và có chỉ số IQ cao. Để đạt được mục...
Chăm con 2 ngày, 9 giờ trước

Hàng triệu người đón tin vui: Sẽ được hưởng thêm một quyền lợi đặc biệt theo quy định mới nhất của Luật Đất đai

Theo quy định mới của Luật Đất đai 2024, sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có...
Kiến thức 1 ngày, 4 giờ trước

Từ 1/7/2025: Người từ 60 tuổi không có lương hưu sẽ được cấp BHYT miễn phí, đúng không?

Theo quy định của luật Người cao tuổi, người từ đủ 60 tuổi trở lên được nhà nước quan tâm về chính sách xã hội....
Kiến thức 2 ngày, 22 giờ trước

Khi nào CCCD hết hiệu lực, người dân buộc phải cấp đổi sang Căn cước?

Việc cấp đổi CCCD sang Căn cước vẫn là vấn đề nhiều người quan tâm lo lắng. Thực hư thông tin CCCD sẽ bị khai...
Kiến thức 2 ngày, 7 giờ trước

Câu tục ngữ cổ “Bạn không thể ngủ khi đầu quay về hướng tây và chân quay về hướng đông”, câu này có nghĩa là gì? Đi về phía tây có thực sự tệ không?

Khi xây nhà ở vùng nông thôn, người ta thường hướng nhà về hướng bắc và hướng nam. Những ngôi nhà hướng về phía bắc...
Kiến thức 2 ngày, 17 giờ trước

Tin cùng mục

Khi xuất hóa đơn từ ngày 01/6/2025, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Từ ngày 01/06/2025, các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ những quy định mới về hóa đơn theo Nghị định 70/2025/Đ-CP. Việc nắm vững những...
Doanh nghiệp 2 phút trước

Không phải sầu riêng, loại quả này của Việt Nam khiến Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ tấm tắc khen ngon, sản lượng hơn 900 nghìn tấn/năm

Quả bưởi đang nổi lên như một điểm sáng, đặc biệt tại thị trường Mỹ. Sự đón nhận nồng nhiệt của người tiêu dùng và...
Kiến thức 13 phút trước

Kể từ bây giờ: Nếu vi phạm lỗi này, người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 70 triệu đồng, tịch thu phương tiện

Theo khoản 13, điểm c khoản 15 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, vi phạm này mức phạt sẽ tăng lên từ 50 triệu đồng đến...
Kiến thức 28 phút trước

Địa phương nào sẽ có đường bờ biển dài gấp 16 lần, trở thành siêu đô thị của châu Á sau sáp nhập?

Nghị quyết số 60-NQ/TW được Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 12/04/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung...
Tin trong ngày 37 phút trước

Sáp nhập phường, xã: Người dân có phải đổi sang Sổ đỏ mẫu mới không?

Hiện nay, nhiều phường, xã đã sáp nhập để tinh giản bộ máy cán bộ công chức. Nhiều người dân có thắc mắc liệu có...
Kiến thức 37 phút trước

Gốc gỗ quý trăm năm trị giá gần 20 tỷ đồng được tìm thấy ở Việt Nam, lực lượng chức năng lập tức đến hiện trường

Cách đây hơn 10 năm, gốc gỗ này có giá trị ước tính lên đến hơn 17 tỷ đồng.
Kiến thức 43 phút trước

Tin mới cập nhật

Noo Phước Thịnh nói gì về tin đồn tình cảm với MONO?

Trước câu hỏi về sự ưu ái dành cho đàn em MONO, ca sĩ Noo Phước Thịnh đã đáp thẳng thắn.
Chuyện làng sao 42 phút trước

Ngô Thanh Vân khổ trăm bề mới có con ở tuổi 46, vì sao quyết sinh em bé cho chồng Việt kiều?

3 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai...
Chuyện làng sao 44 phút trước

Tỉnh cách Hà Nội 40 km sắp hoàn thiện cơ sở 2 của một trường đại học lớn trị giá 1.800 tỷ đồng

Theo dự kiến khi hoàn thiện, khoảng 8000 sinh viên thi đỗ vào ngôi trường này trong 2,5 năm học đầu sẽ học tại cơ...
Kiến thức 59 phút trước

Từ nay: Chở trẻ em ngồi trước khi đi xe máy có thể bị phạt rất nặng lên tới 14 triệu đồng, đúng không?

Từ năm 2025 trở đi, những người điều khiển xe máy mà chở trẻ em trên 06 tuổi ngồi phía trước sẽ có thể bị...
Kiến thức 1 giờ, 13 phút trước

Nhìn tưởng giống nhau nhưng bún sạch và bún hóa chất hoàn toàn khác biệt: Chỉ cần một chút nước mắm là nhận ra ngay

Bún sạch hay bún chứa hóa chất nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt, nhiều người vẫn ăn nhầm mà không hề hay biết....
Làm sao 1 giờ, 29 phút trước

Cập nhật ứng dụng VNeID ngay, có những điểm mới người dân cần biết để tránh mất quyền lợi

Bản cập nhật 2.1.20 của ứng dụng VNeID đã được bổ sung nhiều điểm mới để khắc phục lỗi và cập nhật một số tính...
Đời sống số 2 giờ, 43 phút trước

10 ngành nghề luôn 'bền vững', không bị lỗi thời trong hàng chục năm tới

Trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển, nhiều người lao động lo lắng về tương lai nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, không phải...
Kiến thức 2 giờ, 58 phút trước

Sự khác biệt lớn nhất giữa người nghèo và người giàu không phải là họ có bao nhiêu tiền, mà là 5 điểm sau

Tìm khoảng cách giữa bạn và người giàu, đó là nơi bạn cần phải tiến bộ và đó là sự giàu có của bạn.
Đời sống số 2 giờ, 29 phút trước

Có phải đổi lại sổ đỏ khi phát hiện kích thước các cạnh sai nhưng diện tích đúng?

Tình trạng sai sót thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là sai lệch về kích thước các cạnh của...
Kiến thức 3 giờ, 58 phút trước

Việt Nam có loại cây hàng nghìn năm tuổi: Sản sinh ‘báu vật’ 680 triệu/kg, sống ở độ cao gần 3.000m, cả nước chỉ còn 60 gốc

Loại cây này lặng lẽ hấp thụ tinh túy của đất trời để sản sinh ra thành phẩm đắt đỏ bậc nhất Việt Nam.
Kiến thức 3 giờ, 4 phút trước