Danh mục

Ô nhiễm không khí Hà Nội, TP.HCM có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể

Thứ hai, 20/05/2019 08:28

Chất lượng không khí ở Việt Nam ngày càng tệ đi, bụi mịn trong không khí có thể đi theo máu và tàn phá mọi bộ phận cơ thể.

Ô nhiễm không khí có thể gây hại đến mọi cơ quan, tế bào trong cơ thể, và các tác hại thường được nhắc đến của ô nhiễm không khí như bệnh tim, phổi mới chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, theo một khảo sát hệ thống lại các nghiên cứu từ trước đến nay về ô nhiễm không khí.

Nghiên cứu mới này được đăng thành hai bài viết trên tạp chí chuyên ngành Chest dành cho các bác sĩ về ngực ở Mỹ.

Cuộc khảo sát cho thấy ô nhiễm không khí gây tác hại từ đầu đến chân, từ bệnh tim, bệnh phổi cho đến tiểu đường và chứng mất trí nhớ, từ bệnh về gan, ung thư bàng quang cho đến giòn xương và tổn thương da. Ô nhiễm không khí cũng gây hại cho việc sinh đẻ, thai nhi và trẻ sơ sinh, báo Guardian giải thích thêm.

Kết luận này đáng lo ngại hơn trong bối cảnh các thành phố lớn của Việt Nam bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra hàng chục nghìn cái chết mỗi năm, và các chuyên gia cảnh báo tình hình có thể xấu đi trong những năm tới.

Ô nhiễm không khí, Chất lượng không khí ở Việt Nam

Nghiên cứu cho thấy bụi mịn trong không khí có thể tàn phá mọi bộ phận cơ thể càng đáng lo ngại hơn trong bối cảnh các thành phố lớn của Việt Nam bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh: Ngọc An.

Bụi mịn theo máu tàn phá mọi bộ phận

“Ô nhiễm không khí có thể gây hại cấp tính, gây các triệu chứng hô hấp và tuần hoàn, và cả mãn tính, tác động tới mọi cơ quan trong cơ thể”, các nhà nghiên cứu thuộc Diễn đàn Các hiệp hội Hô hấp Quốc tế viết trong nghiên cứu đăng trên Chest.

“Không khí ô nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp nhưng có tác động lên toàn cơ thể, phá hoại các cơ quan khác”, theo bài nghiên cứu. “Mọi người thường không nhận thức rõ việc tiếp xúc với ô nhiễm về lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe hoặc khiến các căn bệnh trầm trọng hơn như thế nào”.

Tác hại chủ yếu là do viêm nhiễm có thể lây lan toàn cơ thể, và do các hạt bụi siêu mịn đi theo máu đến mọi cơ quan.

Ô nhiễm không khí là “mối đe dọa khẩn cấp cho sức khỏe cộng đồng”, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với trên 90% dân số toàn cầu đang hít thở không khí ô nhiễm khi ra ngoài. Những phân tích mới đây cho thấy 8,8 triệu người chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí, gấp đôi các ước tính trước đó. Như vậy, hoạt động bình thường nhất có thể là hít thở không khí đang gây tử vong nhiều hơn hút thuốc lá.

Ở Việt Nam, năm 2016 hơn 60.000 người chết do bệnh tim, phổi và các chứng bệnh khác liên quan tới ô nhiễm không khí, theo thống kê năm 2018 của WHO. Như vậy trung bình 164 người mỗi ngày tử vong chỉ vì hít thở không khí. WHO đã gọi nạn ô nhiễm không khí là “kẻ giết người thầm lặng”.

Giáo sư Dean Schraufnagel, ở ĐH Illinois - Chicago, người dẫn đầu nghiên cứu trên Chest nói với Guardian “tôi không nhạc nhiên nếu mọi bộ phận cơ thể đều bị ảnh hưởng. Nếu bộ phận nào chưa thấy bị ảnh hưởng, có thể do chưa được nghiên cứu”.

Nghiên cứu này “có sức nặng khoa học” và “cho ta thêm bằng chứng”, tiến sĩ Maria Neira, giám đốc sức khỏe cộng đồng và môi trường của WHO, nói với Guardian. “Có hơn 70.000 bài báo khoa học chứng tỏ rằng ô nhiễm không khí ảnh hưởng sức khỏe chúng ta”.

Bà nghĩ còn các tác hại khác của ô nhiễm sẽ được chứng tỏ trong các nghiên cứu sắp tới. “Các bệnh như Parkinson’s hay tự kỷ, chưa có bằng chứng nhưng đã có mối liên hệ khá chặt chẽ, sắp tới đây sẽ có bằng chứng mới”.

Hà Nội, TP. HCM ô nhiễm top đầu Đông Nam Á

Một trong những thước đo mức ô nhiễm không khí là nồng độ các hạt bụi mịn, bao gồm PM10 và PM2,5 – tức các chất dạng hạt có đường kính lần lượt nhỏ hơn 10 micron và 2,5 micron. PM2,5 được cho là có thể đi sâu vào phổi và hệ tuần hoàn.

Năm 2016, nồng độ bụi PM10 và PM2.5 trung bình ở Hà Nội là 102.3 μg/m3 và 47.9 μg/m3, cao gấp năm lần mức trung bình được WHO khuyến cáo là 20 μg/m3 đối với PM10 và 10 μg/m3 đối với PM2.5, theo số liệu của WHO.

Tương tự, nồng độ bụi trung bình ở TP. Hồ Chí Minh năm 2016 cao gấp bốn lần mức khuyến cáo: 89.8 μg/m3 đối với PM10 và 42 μg/m3 đối với PM2.5, theo WHO.

Đặc biệt, nồng độ bụi ghi nhận được bởi trạm quan trắc đặt ở các giao lộ lớn của TP. HCM như An Sương (quận 12), Mỹ Thủy (quận 2) vượt mức cho phép tới 8-9 lần, theo thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường TP. HCM.

Ô nhiễm không khí, Chất lượng không khí ở Việt Nam

Chất lượng không khí ở Hà Nội đang ở mức báo động. Ảnh: Việt Linh

Theo một buổi tọa đàm vào tháng ba, nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 trong không khí, theo trạm đo đặt tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, đã vượt quá quy chuẩn an toàn của Việt Nam 88 ngày trong năm 2018, và đạt mức trung bình 40,7 microgram/m3.

Tuy nhiên nếu tính theo quy chuẩn của WHO, nồng độ PM2.5 vượt quá ngưỡng an toàn 232 ngày trong năm 2018.

Hà Nội xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và 209 trong tổng số 3.000 thành phố được xếp hạng về mức độ ô nhiễm bụi PM2.5, theo báo cáo “Chất lượng Không khí Thế giới 2018” của công ty IQAir. TP. Hồ Chí Minh xếp thứ 15 trong Đông Nam Á và 455 trên thế giới.

Ô nhiễm không khí, Chất lượng không khí ở Việt Nam

Không khí ô nhiễm ở TP.HCM khiến người đi đường có cảm giác cay mắt. Ảnh: Hải An.

Tiến sĩ Lê Việt Phú, nhà kinh tế học ở ĐH Fulbright Việt Nam, cho biết trong một nghiên cứu năm 2013 tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đã tăng trong 20 năm nay và sẽ tồi tệ hơn trong tương lai nếu không có biện pháp khắc phục.

Đến năm 2035 con số tử vong vì ô nhiễm môi trường có thể lên đến 100.000 người một năm, theo nghiên cứu có tựa đề “Ước lượng thiệt hại sức khỏe và chi phí kinh tế của ô nhiễm không khí tại TP.HCM, giai đoạn 1990-2013” do tiến sĩ Phú thực hiện.

Theo ước tính của ông, con số này tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1990-2013, lên đến 40.000 người năm 2013. Thiệt hại về người dẫn đến thiệt hại kinh tế tương đương 5-7% GDP vào năm 2013.

Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội từng cảnh báo tại một hội thảo năm 2017 rằng tỷ lệ người dân bị viêm phổi hay phải nhập viện vì khó thở có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu thành phố không có các biện pháp giảm ô nhiễm.

Tiến sĩ Hồ Quốc Bằng, chuyên gia về ô nhiễm không khí từ Viện Tài nguyên và Môi trường, ĐH Quốc gia TP. HCM, nói trong một buổi tọa đàm tháng tư rằng người dân nên bảo vệ mình bằng cách đeo các loại khẩu trang có thể ngăn được bụi mịn, và khẩu trang vải thông thường không ngăn được loại bụi này, theo một bản tin của TTXVN.

Tác hại lên phổi và tim

Theo nghiên cứu trên tạp chí Chest, tác động của ô nhiễm không khí bắt đầu khi hít thở. Ô nhiễm gây khó thở, gây các bệnh như hen suyễn, khí thủng phổi và ung thư phổi, đồng thời tăng nguy cơ đau tim do làm hẹp động mạch.

Ô nhiễm không khí, Chất lượng không khí ở Việt Nam

Minh họa: Guardian.

Một nguyên nhân cho các tác hại nói trên là bụi mịn có thể xuyên qua phổi và đi khắp cơ thể. “Chúng tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận”, ông Schraufnagel nói với Guardian.

“Nghiên cứu trên động vật cho thấy bụi mịn có thể đi thẳng lên các dây thần kinh khứu giác vào não”.

Một lĩnh vực nghiên cứu mới cũng cho thấy ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng chức năng của gene, ông nói thêm.

Não bộ và trí tuệ

Đột quỵ, mất trí nhớ và giảm trí thông minh là những chứng bệnh ảnh hưởng đến não bộ đang được cho là có liên quan tới không khí ô nhiễm. Cũng đang có bằng chứng cho thấy không khí độc hại gây khó ngủ.

Ô nhiễm không khí, Chất lượng không khí ở Việt Nam

Minh họa: Guardian.

Ông Schraufnagel cho biết không khí ô nhiễm nguy hiểm như vậy còn là vì nó gây viêm trên toàn cơ thể. “Các tế bào miễn dịch tưởng bụi mịn vào trong cơ thể là vi khuẩn, và tấn công để cố tiêu diệt chúng bằng cách tiết ra enzyme và axit”, ông nói với Guardian.

“Hiện tượng này lan ra toàn cơ thể, tác động đến não, thận, tụy và các bộ phận khác. Nói theo tiến hóa, cơ thể chúng ta tiến hóa để chống lại vi khuẩn, chứ không phải là ô nhiễm không khí”.

Nội tạng và sinh sản

Thận cũng sẽ chịu tác hại vì vai trò của thận là loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Các nghiên cứu được khảo sát cho thấy liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư bàng quang và ruột, cũng như hội chứng ruột kích thích.

Ô nhiễm không khí, Chất lượng không khí ở Việt Nam

Minh họa: Guardian.

Thậm chí da và xương cũng chịu tác hại của ô nhiễm. Da sẽ lão hóa, nổi mề đay, và xương bị giòn đi.

Nhưng có lẽ tác hại khó chấp nhận nhất của không khí độc hại là ở việc sinh sản và trẻ nhỏ. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm làm giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ sảy thai.

Thai nhi cũng không thoát khỏi ô nhiễm, với một nghiên cứu gần đây tìm thấy các chất ô nhiễm trong nhau thai nuôi dưỡng thai nhi.

Trẻ sơ sinh có thể bị thiếu cân do ô nhiễm, gây ra các hậu quả suốt đời khác. Trẻ nhỏ tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể bị chứng “stunted lung” (tạm dịch: hẹp dung tích phổi), tăng nguy cơ béo phí, bệnh bạch cầu và bệnh về tâm thần.

“Ô nhiễm không khí gây hại ngay cả khi ở dưới mức tiêu chuẩn chất lượng không khí trước nay vẫn được coi là an toàn”, các nhà nghiên cứu cảnh báo.

“Tuy nhiên tin vui là ô nhiễm không khí có thể được khắc phục”.

“Cách tốt nhất để giảm ô nhiễm là kiểm soát ngay tại nguồn”, giáo sư Schraufnagel kêu gọi cải thiện việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm trong sản xuất điện hay trong phương tiện giao thông.

Ông dẫn ví dụ việc chính quyền Bắc Kinh trấn áp nạn ô nhiễm không khí trước Thế vận hội 2008 đã khiến cân nặng trẻ sơ sinh ở đây tăng lên.

“Chúng ta có lẽ là thế hệ đầu tiên trong lịch sử chịu nạn ô nhiễm cao như hiện nay”, bà Neira từ WHO nói với Guardian. “Chúng ta có những thành phố lớn nơi toàn bộ cư dân đang hít thở không khí độc hại... Với vô số bằng chứng mà chúng ta đã có được, các chính khách, lãnh đạo sẽ không thể nói họ không biết”.

Theo Vietnamnet.vn

Tin được quan tâm

Bắt đầu từ 15/5/2025: Người dân phải dùng sang Căn cước, không được dùng Căn cước công dân, đúng không?

Việc cấp đổi từ Căn cước công dân sang Căn cước cần được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Kiến thức 2 ngày, 15 giờ trước

Luật mới năm 2025: Không còn Sổ đỏ hộ gia đình, người dân phải đi đổi sang mẫu mới, nếu không bị phạt 12 triệu?

Theo Luật đất đai 2024, thì từ nay không còn sổ đỏ ghi hộ gia đình, vậy người dân có bắt buộc phải đi đổi...
Kiến thức 2 ngày, 9 giờ trước

Tin vui: Công chức, viên chức được hưởng thêm 3-4 triệu đồng/tháng nhờ luật mới

Nhiều công chức, viên chức tại Hà Nội đang hưởng lợi từ chính sách tăng thu nhập theo Luật Thủ đô 2024, giúp cải thiện...
Kiến thức 1 ngày, 10 giờ trước

5 ngành học mà 'con nhà nghèo' không nên chọn

Trong bối cảnh hiện tại, có những ngành học có nguy cơ thất nghiệp cao, chi phí theo học lớn... nếu gia cảnh không khá...
Kiến thức 2 ngày, 9 giờ trước

Cán bộ, công chức từ 30/6/2025 không thực hiện điều này sẽ bị xem là không đáp ứng yêu cầu công việc

Theo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu, đến ngày 30/6, toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý...
Kiến thức 2 ngày, 12 giờ trước

Những con giáp nào may mắn trong Tết Thanh Minh 4/4, tức thứ sáu, ngày 7 tháng 3 âm lịch

Đêm nay chúng ta bước vào tiết Thanh Minh (20:48) và tháng Canh Thân. Trong thời gian chuyển giao tiết khí, hãy chú ý nghỉ...
Đời sống số 2 ngày, 5 giờ trước

Tin cùng mục

Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương khi em ruột kết hôn?

Nhiều người lao động thắc mắc về quyền lợi nghỉ phép khi có sự kiện trọng đại trong gia đình, đặc biệt là khi em...
Kiến thức 5 giờ, 10 phút trước

Một lớp học gây trầm trồ khi có hơn nửa học sinh đạt IELTS 8.0, SAT 1500 trở lên

Lớp 12 Anh 1 của Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) khiến nhiều người phải trầm trồ khi sĩ số 30 nhưng có...
Kiến thức 5 giờ, 18 phút trước

Trong năm 2025: Trường hợp nào buộc phải cấp đổi Sổ đỏ theo mẫu mới?

Sổ đỏ là loại giấy tờ quan trọng thể hiện thông tin và quyền sở hữu đất đai, tài sản gắn với đất của người...
Kiến thức 6 giờ, 44 phút trước

Việt Nam có bao nhiêu mỏ vàng?

Tại Việt Nam, có khoảng 500 điểm khai thác vàng nhưng số lượng các mỏ quặng lớn với trữ lượng trên 300 tấn như ở...
Kiến thức 6 giờ, 1 phút trước

Thợ điện cảnh báo: Đặt 3 món đồ này lên nóc tủ lạnh, rất nhiều gia đình phải thay tủ sớm và tốn tiền điện gấp đôi

Nhiều người có thói quen đặt vật dụng lên tủ lạnh mà không biết đang âm thầm khiến thiết bị mau hỏng và tốn điện...
Kiến thức 6 giờ, 9 phút trước

Chị nông dân trẻ nuôi con vật khổng lồ, mắn đẻ, nhẹ nhàng đút túi 5 tỷ đồng/năm

Có ai ngờ, vùng đất cát trắng, khó khăn đã được biến thành lợi thế. Một số hộ dân xã Quảng Hưng (huyện Quảng Trạch,...
Kiến thức 6 giờ, 10 phút trước

Tin mới cập nhật

Tử vi ngày 6/4/2025 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ mọi việc đều hanh thông như ý, Mùi vận trình không khả quan

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 6/4/2025.
Đời sống số 22 phút trước

'Phú bà' Vbiz gọi tên Hòa Minzy: Thấy fan đứng chờ nắng nôi, rút ví tặng mỗi người 1 triệu uống nước

Trong lúc trò chuyện cùng người hâm mộ, Hòa Minzy đã bất ngờ mở ví, lấy ra những tờ tiền và lần lượt trao tận...
VIDEO 34 phút trước

Năm 2025, vi phạm 1 trong 5 trường hợp này sẽ bị CSGT tịch thu xe máy, người dân nên nắm rõ

Xe máy có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cùng tìm hiểu xem đó là những trường hợp nào...
Kiến thức 2 giờ, 20 phút trước

Huyện sắp lên quận ở Hà Nội sẽ có đường vành đai 3 rộng 6 làn xe đi qua với tổng vốn đầu tư 5.413 tỉ đồng

Dự án này sẽ kết nối huyện với nhiều quận ở trung tâm Hà Nội. Nhờ dự án này mà giá đất ở nhiều khu...
Kiến thức 3 giờ, 41 phút trước

Khi sinh viên mới ra trường tìm việc, đừng tham gia 5 kiểu công ty 'rác' này: không kiếm được tiền và cũng không học được chút kinh nghiệm nào

Ngày nay, với sự mở rộng liên tục của các trường đại học, tốc độ cập nhật kiến thức ngày càng nhanh hơn. Hàng năm,...
Kiến thức 3 giờ, 42 phút trước

Gil Lê đang nhạt dần với Xoài Non?

Cư dân mạng soi ra loạt chi tiết Gil Lê đang dần lạnh nhạt với Xoài Non.
Chuyện làng sao 3 giờ, 25 phút trước

Trắc nghiệm tâm lý: Chọn một con nai tâm linh dựa trên trực giác của bạn, để kiểm tra xem bạn thiếu điều gì nhất trong cuộc sống?

Việc chọn một con nai tâm linh theo trực giác của bạn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều mà bạn có...
Đời sống số 4 giờ, 41 phút trước

Thấy đau nhức ở “bộ phận” này, có thể là do tế bào ung thư đang 'trỗi dậy' nên cả nam và nữ đừng lơ là

Dựa trên đặc điểm của tế bào ung thư, nhiều triệu chứng ban đầu phổ biến của ung thư vẫn có thể được tìm thấy...
Chăm sóc sức khỏe 4 giờ, 11 phút trước

Những con giáp nào may mắn vào Chủ Nhật, ngày 6 tháng 4, tức ngày 9 tháng 3 âm lịch?

Sự thống nhất giữa con người và thiên nhiên, đúng thời điểm, đúng địa điểm và đúng người là sự thống nhất cao độ. Ngày...
Đời sống số 4 giờ, 26 phút trước

Ông xã Phương Trinh Jolie bức xúc vì chuyện học của con trai

Ông xã Phương Trinh Jolie - diễn viên Lý Bình bức xúc chia sẻ câu chuyện đi học của con trai thu hút sự quan...
Chuyện làng sao 5 giờ, 11 phút trước