Danh mục

Nơi nào được mệnh danh là 'Đất Thần Kinh', là kinh đô của 9 chúa 13 vua nhà Nguyễn, vang danh sử Việt?

Thứ ba, 24/06/2025 15:05

Không chỉ là kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, Huế còn là nơi hội tụ những giá trị truyền thống, thu hút du khách thập phương bởi vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng và những di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Từ ngày 1/1/2025, Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thành phố trực thuộc Trung ương trẻ nhất nước

Với diện tích 5.025,30 km2, Huế nằm ở vị trí trung độ của đất nước, là cầu nối giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất: Hà Nội (cách 660km) và TP. Hồ Chí Minh (cách 1.080km). Vị trí địa lý chiến lược này mang lại cho Huế lợi thế lớn trong việc kết nối với các vùng miền, các cửa khẩu quốc tế và các cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Việc Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, cùng với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, là một sự kiện lịch sử quan trọng. Toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế trước đây nay thuộc về Thành phố Huế, cho thấy sự kỳ vọng lớn lao vào tiềm năng phát triển của vùng đất này. Huế sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, giàu truyền thống văn hóa và tinh thần hiếu học, cùng với những nguồn lực vật chất sẵn có, là nền tảng vững chắc để xây dựng một thành phố hiện đại, năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đất Thần Kinh, Huế, kinh đô vua nhà Nguyễn

TP Huế

Bên cạnh tiềm năng kinh tế, Huế còn là một trung tâm văn hóa, y tế và giáo dục quan trọng của Việt Nam. Thành phố có ba hành lang kinh tế chính, kết nối với các vùng miền, các cửa khẩu quốc tế và các cảng biển. Đồng thời cũng là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.

Huế được mệnh danh là "Đất Thần Kinh", một danh xưng gợi lên vẻ đẹp cổ kính, huyền bí và sự gắn liền với lịch sử của triều đại nhà Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, tên gọi này xuất phát từ thời nhà Nguyễn, kết hợp giữa từ "kinh" trong "kinh đô" và "thần" trong "thần bí", mang ý nghĩa "Kinh đô thần bí".

Vùng đất Huế bắt đầu trở thành "kinh đô" của các chúa Nguyễn từ thế kỷ 16, gắn liền với những câu chuyện thần bí. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu Gia Long, và chính thức chọn Huế làm kinh đô, khởi đầu cho triều đại nhà Nguyễn kéo dài 143 năm. Trong suốt thời gian này, Huế trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, chứng kiến sự hưng thịnh và suy vong của một triều đại phong kiến.

Ngày nay, Huế vẫn lưu giữ nhiều dấu tích của thời đại phong kiến, từ những công trình kiến trúc đồ sộ, những di sản văn hóa quý giá, đến những phong tục tập quán và tín ngưỡng truyền thống. Những di sản này là minh chứng sống động cho một giai đoạn lịch sử đầy biến động và là niềm tự hào của người dân xứ Huế.

Chứng nhân lịch sử của 9 chúa 13 vua nhà Nguyễn

Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc trung tâm TP Huế. Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11/12/1993.

Nơi đây được coi là nơi ghi dấu một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nó - Vương triều nhà Nguyễn, có 9 đời chúa và 13 đời vua. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho vương triều Nguyễn và Bảo Đại là vị vua cuối cùng, trong khoảng thời gian gần 400 năm bắt đầu từ năm 1558 và kết thúc vào năm 1945.

Quần thể di tích cố đô Huế vẫn còn được bảo tồn một cách nguyên vẹn nhất. Với cung điện, thành trì, đàn miếu, lăng tẩm, chùa chiền và nhiều nhà vườn có tuổi đời vài trăm năm, cố đô Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình, yên tĩnh. Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn tuân theo đúng nguyên tắc phong thủy như: sông, núi, ao, hồ, khe suối. Bố cục mặt bằng khu lăng tẩm nào cũng chia làm hai phần chính: phần lăng và phần tẩm. Khu vực lăng chôn thi hài nhà vua, khu vực tẩm là chỗ xây nhiều miếu, điện, lầu gác, đình....để nhà vua lúc còn sống thỉnh thoảng rời hoàng cung lên đây tiêu khiển.

Đất Thần Kinh, Huế, kinh đô vua nhà Nguyễn

Chính vì vậy, mỗi lăng tẩm Huế, chẳng những là di tích lịch sử văn hoá mà còn là một thắng cảnh, một đoá hoa nghệ thuật kiến trúc độc đáo, riêng biệt giữa chốn núi đồi xứ Huế. Ngoài ra cố đô Huế còn có hệ thống báu vật cung đình quý giá nhất còn được lưu giữ, nhã nhạc cung đình, ẩm thực…

Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập nên nhà Tây Sơn và đóng đô tại Huế. Ngay sau đó, ông tiến ra Bắc và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh theo lời thỉnh cầu của Lê Chiêu Thống.

Sự hình thành của nhà Tây Sơn cũng đánh dấu Đại Việt lần đầu thống nhất sau hàng trăm năm bị chia cắt bởi cuộc tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến Mạc – Trịnh – Nguyễn. Cũng trong thời gian này, vua Quang Trung cho xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô và có ý định dời kinh đô từ Huế về Nghệ An. Tuy nhiên, kế hoạch bị gián đoạn khi ông mất năm 1792.

Ngoài ra, cố đô Huế còn gắn với 2 sự kiện lịch sử lớn của dân tộc là năm 1802, vua Gia Long lập ra triều Nguyễn. Năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam chính thức chấm dứt.

Thành phố di sản được UNESCO vinh danh

Huế từ lâu đã được biết đến là "Thành phố di sản thế giới" với nhiều lần được UNESCO vinh danh. Các giá trị di sản văn hóa nơi đây thể hiện những nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa, vừa mang tính đặc thù - bản địa, vừa mang tính dân tộc - phổ biến, vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hóa Á Âu.

Huế là địa phương duy nhất trên cả nước có tới 8 di sản được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới, một đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam. Trong 8 di sản được UNESCO, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

6 di sản của riêng Huế gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993 - di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016), Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế - hay còn gọi là Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế (2024).

Đất Thần Kinh, Huế, kinh đô vua nhà Nguyễn

2 di sản chung với địa phương khác là: Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (2016) và Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (2017).

Thành phố Huế với đặc trưng "Văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh" đã trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Nơi đây là đất du lịch nổi tiếng, cùng điểm hẹn của vô vàn lễ hội hoành tráng và hấp dẫn, gắn liền với các sự kiện văn hóa nổi bật của Huế.

Huế được mệnh danh là thành phố du lịch với vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Nằm nghiêng mình bên dòng sông Hương hiền hòa, thơ mộng, thành phố Huế có tiềm năng du lịch rất lớn ở khu vực miền Trung. Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, thành phố Huế nổi bật hơn cả với những giá trị văn hóa dân tộc được lưu giữ cho đến ngày nay.

Nơi đây còn được mệnh danh là "Kinh đô áo dài", vì áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của Cố đô Huế, được hình thành, phát triển, tồn tại suốt hơn 300 năm qua. Trải qua chiều dài lịch sử, chiếc áo dài Huế được may thêu tinh tế bởi đôi bàn tay khéo léo của những người thợ tài ba xứ Huế đã trở thành di sản văn hóa đặc sắc, sản phẩm du lịch độc đáo của đất Cố đô.

Ngoài ra, người ta còn gọi Huế với danh xưng "Xứ thơ" bởi vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, và thường được nhắc đến trong thơ ca, âm nhạc Việt Nam.

Là mảnh đất gắn liền với các dấu son trong lịch sử dân tộc, Huế nổi tiếng với những địa điểm tâm linh mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống. Tiêu biểu phải kể tới những ngôi chùa linh thiêng cổ kính. Chùa ở Huế không chỉ là nơi mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn là địa điểm du lịch chứa đựng văn hoá, lịch sử và kiến trúc của vùng cố đô xưa.

Nổi tiếng có thể kể tới như: Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Chùa Từ Đàm, Chùa Thiên Mụ, Chùa Báo Quốc, Chùa Từ Hiếu, Chùa Thiền Lâm, Chùa Thiên Minh,...

T.Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)

Tin được quan tâm

5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam, là tên nào?

Mặc dù việc đặt tên cho con là quyền cá nhân, nhưng không phải tên nào cũng được phép đặt. Theo Luật pháp tại Việt...
Tin trong ngày 2 ngày, 9 giờ trước

Kể từ bây giờ, người điều khiển xe máy sẽ bị CSGT xử phạt tới hơn 10.000.000 đồng nếu không đáp ứng điều kiện dưới đây

Từ đầu năm 2025, nhiều lỗi vi phạm giao thông được tăng mức xử phạt. Người dân cần nắm để tránh vi phạm sẽ phải...
Kiến thức 2 ngày, 12 giờ trước

Từ 1/7/2025: Người từ 60 tuổi trở lên, không có lương hưu sẽ được mua bảo hiểm y tế miễn phí?

Đại biểu Quốc hội kiến nghị mở rộng đối tượng được nhà nước hỗ trợ bảo hiểm y tế, tập trung vào nhóm người cao...
Kiến thức 3 ngày, 13 giờ trước

Xe máy dừng đèn đỏ vẫn bị phạt đến 14 triệu đồng nếu vi phạm lỗi này, nhiều người chủ quan hay mắc phải

Trong trường hợp người điều khiển xe máy dừng đèn đỏ nhưng đè vạch dừng dẫn đến tai nạn giao thông, mức phạt sẽ tăng...
Tin trong ngày 2 ngày, 11 giờ trước

Từ nay, người dân sẽ bị phạt nặng khi sử dụng lòng đường, vỉa hè để tổ chức đám cưới, tang lễ đúng không?

Người dân có được sử dụng lòng đường, vỉa hè để tổ chức đám cưới, tang lễ không? Đây là điều được rất nhiều người...
Kiến thức 2 ngày, 18 giờ trước

Người đóng BHXH trên 20 năm đón tin vui lớn kể từ nay, cụ thể là gì?

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025) quy định việc hưởng Bảo hiểm xã hội một lần cho những người...
Kiến thức 2 ngày, 10 giờ trước

Tin cùng mục

Từ nay đến 31/12/2025, làm ngay 1 việc liên quan tới sổ đỏ để tiết kiệm hàng trăm triệu đồng

Còn 5 tháng nữa hết năm, người dân có nhu cầu làm sổ đỏ nên thực hiện sớm sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất...
Tin trong ngày 2 giờ, 10 phút trước

Khi tham giao giao thông phải đặc biệt lưu ý 2 khung giờ này nếu không muốn bị phạt nặng

2 khung giờ phải đặc biệt lưu ý khi tham gia giao thông là khung giờ nào?
Tin trong ngày 2 giờ, 11 phút trước

Phát hiện một hiện tượng lạ: Con cái để cha mẹ sống riêng, tập trung cho sự nghiệp thì cả hai đều thoải mái; còn con cái sống chung, tận tâm chăm sóc cha mẹ lại thường mệt mỏi và bị than phiền

Tưởng chừng sống chung với cha mẹ là cách tốt nhất để chăm sóc tuổi già, nhưng nhiều gia đình lại rơi vào cảnh mệt...
Làm sao 2 giờ, 11 phút trước

Chính thức từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được nhận ít nhất 2 triệu đồng từ khoản trợ cấp mới

Điều này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tăng cường an sinh xã hội, khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện....
Kiến thức 2 giờ, 12 phút trước

Tử vi ngày 29/7/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dần có quý nhân phù trợ, Mùi gặp rắc rối nhỏ trong công việc

Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 29/7/2025.
Đời sống số 3 giờ, 11 phút trước

4 vị trí đầu tiên làm bãi đỗ xe tích hợp trạm sạc điện dọc Vành đai 1 Hà Nội, người dân nên biết để sử dụng

Bốn vị trí đã được cơ quan chức năng của Hà Nội đánh giá là đủ điều kiện làm bãi đỗ xe kết hợp trạm...
Tin trong ngày 3 giờ, 13 phút trước

Tin mới cập nhật

Một cụ già đột tử khi đang sử dụng điều hòa. Bác sĩ tức giận khiển trách: Tốt nhất là không nên để điều hòa dưới 26 độ C. Hãy chú ý hơn đến 4 điểm này

Bác sĩ nhắc nhở việc cài đặt nhiệt độ, lưu thông không khí và thời gian sử dụng máy điều hòa có thể ảnh hưởng...
Chăm sóc sức khỏe 2 giờ, 54 phút trước

Bạn gái kém 37 tuổi của Quang Minh nói gì mà làm dân mạng dậy sóng?

Tăng Khánh Chi – bạn gái kém 37 tuổi của Quang Minh lỡ lời nói câu này khiến nhiều cư dân mạng không đồng tình....
Chuyện làng sao 3 giờ, 10 phút trước

Sao Việt 28/7: Lan Phương: 'Tôi nộp đơn xin ly hôn đơn phương'; Kim Tử Long lên tiếng van xin điều này

Tin sao Việt 28/7/2025: Diễn viên Lan Phương nói về hành trình hoàn tất thủ tục ly hôn chồng Tây. NSƯT Kim Tử Long cầu...
Chuyện làng sao 3 giờ, 13 phút trước

Mùa hè là 'thời điểm vàng' để trẻ phát triển chiều cao, thường xuyên ăn 6 loại thực phẩm này sẽ kích thích sự thèm ăn và giúp trẻ cao lớn nhanh hơn

Khi mùa hè đến, không ít phụ huynh lo lắng vì con chán ăn, bữa cơm như "mèo liếm", ăn nửa bát cũng mất cả...
Chăm con 3 giờ, 13 phút trước

Quy định mới nhất: Những trường hợp này sẽ bị thu hồi, tạm khóa thẻ BHYT từ ngày 15/8

Nghị định 188/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2025, quy định chi tiết những trường hợp sẽ bị thu hồi, tạm giữ hoặc tạm khóa...
Kiến thức 3 giờ, 14 phút trước

Loại rau đặc sản 'trời ban' mọc tua tủa ở bụi rậm, bờ ao, ăn giòn ngon hơn ngọn bí

Không chỉ giòn ngọt, thơm ngon loại rau này còn là 'vị thuốc' quý có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Kiến thức 3 giờ, 14 phút trước

Lan Phương nói gì khi bị chê 'vạch áo cho người xem lưng' và 7 năm không được tổ chức đám cưới?

Lan Phương công khai chuyện ly hôn chồng Tây sau 7 năm chung sống nhận về phản ứng trái chiều từ cư dân mạng. Có...
Chuyện làng sao 3 giờ, 17 phút trước

Những con giáp nào cần thận trọng Ngày 29 tháng 7 là thứ Ba, tức mùng 5 tháng 6 âm lịch

Ngày 29 tháng 7 là thứ Ba, ngày mùng 5 tháng 6 âm lịch, sự kết hợp giữa thiên can và địa chi là năm...
Đời sống số 6 giờ, 10 phút trước

Trắc nghiệm tâm lý: Hãy chọn một cảnh quan mà bạn thích nhất, xem bước ngoặt của số phận bạn là gì?

Đây là một bài trắc nghiệm nhẹ nhàng giúp bạn khám phá xem bước ngoặt quan trọng trong số phận của bạn sẽ là gì,...
Đời sống số 7 giờ, 30 phút trước

Tăng lương hưu từ tháng 7/2025: Mức cao nhất được hưởng là bao nhiêu?

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, theo đó mức lương hưu cao nhất mà người lao động...
Tin trong ngày 7 giờ, 48 phút trước