Trước ngày xử phúc thẩm Lê Văn Luyện 30/3 sắp tới, người dân ở phố Sàn (xã Sơn Phương, huyện lục Nam, tỉnh Bắc Giang) – nơi xảy ra vụ thảm sát cướp tiệm vàng (tháng 8/2011) - đang bàn tán xôn xao. Đã nhiều tháng trôi qua, người dân phố Sàn mới trở lại với nhịp sống bình thường, nhưng khi trời mới nhá nhem tối là không ít nhà đã đóng cửa kín mít.
Tìm đến nhà chú Trịnh Quốc Sinh (là người đại diện hợp pháp của gia đình tiệm vàng Ngọc Bích ở phiên xét xử sơ thẩm Lê Văn Luyện ngày 10-11/1/2011, cũng là bác cả của bé Trịnh Ngọc Bích), Chúng tôithấy nỗi đau hằn rõ trên gương mặt mỗi người trong gia đình. Bà nội của bé Bích - cụ Trần Thị Vọng - cạn khô nước mắt, nghẹn ngào nói về nỗi đau đớn mà cụ phải trải qua. Đã ở tuổi 77, nếm trải nhiều sóng gió cuộc đời, nhưng nỗi đau vừa qua đối với cụ có lẽ không bao giờ có thể nguôi ngoai được. Cụ Vọng kể mãi về những ngày tháng ở cùng nhà với chú Trịnh Thành Ngọc (bố bé Bích, nạn nhân của vụ án). Chú Ngọc là con út, luôn thương yêu mẹ của mình hết mực. Vừa kể chuyện, cụ Vọng vừa run run, nghẹn ngào, nỗi đau mất mát người thân vẫn chưa thể nguôi ngoai.
Cụ Trần Thị Vọng - bà nội bé Bích và chú Trịnh Quốc Sinh.
Còn chú Quốc Sinh khi trao đổi với Chúng tôithì điềm tĩnh hơn, không xúc động như cụ Vọng, nhưng sâu thẳm trong đôi mắt của chú là một nỗi đau không thể nào phai đi được. Chú bảo rằng càng đau thì càng cương quyết. “Đặt địa vị ai lâm vào tình cảnh như gia đình chúng tôi thì mới hiểu hết nỗi đau đớn tột cùng mà gia đình trải qua, không đêm nào ngủ được, không ngày nào là yên.” – chú Sinh nói.
Cũng theo chú Sinh, còn nhiều điểm đáng ngờ trong vụ án mà trong bản cáo trạng chưa được làm sáng tỏ. Chính vì thế mà chú quyết tâm kháng án đến cùng, chứ không phải là do mức án của Lê Văn Luyện quá nhẹ mà gia đình chú kháng án như nhiều người vẫn nghĩ. Theo chú Sinh thì:“Đến thời điểm này gia đình chú cho rằng vụ án phải được sáng tỏ. Điều đó quan trọng hơn là việc tử hình Lê Văn Luyện hay không. Có rất nhiều điểm còn chưa được rõ ràng trong bản cáo trạng của Luyện ở phiên xét xử sơ thẩm tháng 1 vừa qua.”
Chú Sinh nói tiệm vàng Ngọc Bích đã đóng kín cửa nhiều tháng nay. Khi Chúng tôi đến, chú Sinh mới mở cửa để cho Chúng tôixem hiện trường vụ án, để chứng minh là còn nhiều điểm nghi vấn trong vụ việc này.
Chú Sinh đứng trước cửa tiệm vàng Ngọc Bích - hiện trường vụ án.
Đây là một số điểm chưa rõ ràng và được xem là “đáng ngờ” trong vụ án hình sự này mà gia đình chú Sinh quyết tìm hiểu rõ ràng mà Chúng tôi ghi lại được:
1. Chiếc két sắt ở hiện trường là tầng 2 của ngôi nhà tiệm vàng Ngọc Bích không được lấy vân tay. Tức là trong bản khám hiện hiện trường của vụ án, trong cáo trạng của Lê Văn Luyện, không hề đề cập đến dấu vân tay trên chiếc két sắt?
Ảnh chụp tại căn nhà tiệm vàng Ngọc Bích. Vân tay trên
chiếc két sắt là chi tiết không được đề cập trong bản
khám nghiệm hiện trường cũng như cáo trạng vụ án.
2. Trong bản cáo trạng của Lê Văn Luyện tại hôm xét xử sơ thẩm có nói đến lời khai của Lê Văn Luyện rằng trước khi đột nhập cướp tiệm vàng, Luyện có đi cùng một người bạn để mua dao. Gia đình nạn nhân thắc mắc rằng tại sao cơ quan điều tra không truy lung, tìm kiếm người đã đi mua dao cùng Luyện?
3. Bé Trịnh Ngọc Bích và Bé Trịnh Thị Thảo ở tầng 3, cửa khóa trong, cánh cửa rất dày. Còn Luyện thì đột nhập vào tầng 2, vậy làm sao Luyện có thể cậy cửa được? Chú Trịnh Quốc Sinh cũng cho biết, sáng hôm sau khi vào hiện trường thì thấy cửa sổ tầng 3 mở toang. Điều này làm chú Sinh nghi ngờ có kẻ đồng phạm.
4. Camera ở căn nhà tiệm vàng Ngọc Bích 3 ngày trước khi xảy ra vụ án đột nhiên bị hỏng mà không ai biết, dù trước đó camera hoạt động rất tốt. Đến ngày 24/8/2011 xảy ra vụ án thì ngày ngày 21/3, ngày 22/8, ngày 23/8 và ngày 24/8 thì camera hỏng nên không ghi lại được diễn biến vụ thảm sát.
5. Số vàng thu được về sau khi bắt được Luyện lại có trộn lẫn vàng ta và vàng tây. Trong khi tại hiện trường, tủ vàng tây vẫn nguyên vẹn, còn tủ vàng ta bị đập vỡ kính.
6. Ba nhà vệ sinh của tầng 1, tầng 2, tầng 3 của căn nhà đều có vết máu. Trong khi Luyện gây án ở tầng 2? Tại sao?
7. Xét nghiệm tử thi nạn nhân thì kết quả cho biết có 3 dấu vết gây thương bằng 3 loại hung khí khác nhau. Nhưng mới thu được có 2 hung khí là một chiếc phớ và một con dao dài, hung khí thứ 3 ở đâu?
8. Lê Văn Luyện khai rằng đi xe buýt về qua phố Sàn vào đêm trời mưa dông, thấy tiệm vàng Ngọc Bích giàu nên quyết định cướp tiệm vàng. Điểm nghi vấn đặt ra là mới đi qua tiệm vàng Ngọc Bích, lại ngồi trên xe buýt, trời mưa làm sao Luyện có thể biết rõ được địa thế của nhà để nhảy vào cướp?
Trên đây là một số điểm nghi vấn của vụ án mà gia đình chú Quốc Sinh cũng như hàng xóm của tiệm vàng Ngọc Bích còn thắc mắc. Và họ muốn điều này được làm sáng tỏ trong phiên xử phúc thẩm Lê Văn Luyện 30/3 sắp tới. Còn về bé Ngọc Bích thì đã có thông tin chính thức rằng bé sẽ không tham dự phiên tòa. Một phần vì bé sợ không dám gặp Lê Văn Luyện, một phần là do những gì bé biết thì bé đã khai hết với cơ quan công an.
Nơi bé Bích trốn kẻ giết người máu lạnh
TTVN