Hình ảnh các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ ngày ngày đi thu dọn các thi thể nạn nhân tử vong do nhiễm virus Ebola dường như đã không còn quá xa lạ với người dân ở các quốc gia Tây Phi. Những cảnh tượng này càng dấy lên lo ngại về sự lây lan đáng lo ngại của dịch bệnh chết người mà đến nay vẫn chưa có thuốc chữa trị.
Thi thể của một người đàn ông cởi trần tử vong do nhiễm virus Ebola được các nhân viên y tế
đưa về nơi chôn cất.
Tuy nhiên, mới đây, các chuyên gia y tế cho biết họ tin rằng việc lấy máu của những bệnh nhân may mắn sống sót sau khi nhiễm Ebola có thể sẽ giúp ích trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh nguy hiểm. Tiến sĩ Peter Piot, giám đốc Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London cho biết "Đây là cách rất đơn giản mà chúng ta có thể thực hiện được".
Nhiều người dân chỉ đứng nhìn từ xa vì sợ lây bệnh.
Khoảng 200 chuyên gia y tế đã có mặt tại hội nghị kéo dài 2 ngày ở Geneva để thảo luận và tìm ra phương pháp chữa trị dịch bệnh Ebola. Khoảng 12 loại thuốc và kháng sinh đã được đưa ra nhưng chưa loại thuốc nào được thử nghiệm trên cơ thể người.
Trước đó, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm 1 loại vaccine có tên ZMapp để chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Ebola. Trong số 7 bệnh nhân được tiêm ZMapp, 2 người tử vong. Tuy nhiên, hiện tại, số lượng ZMapp chỉ còn rất ít, vì vậy, các nhà sản xuất cho biết phải mất vài tháng nữa họ mới có thể sản xuất thêm một lượng nhỏ.
Các chuyên gia y tế cho biết ngược lại, nếu áp dụng phương pháp sử dụng máu bệnh nhân nhiễm Ebola nhưng may mắn sống sót, thì lượng máu mà chúng ta có thể thu thập khá lớn, và đây có thể sẽ là cách hiệu quả để nghiên cứu trong thời gian tới.
Số người tử vong do nhiễm virus Ebola ngày một tăng.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị Ebola triệt để.
Nhân viên y tế đưa thi thể nạn nhân khỏi nhà riêng.
Người dân Bờ Biển Ngà biểu tình khi đại dịch Ebola bùng phát nghiêm trọng.
Mặc dù chưa có trường hợp nào nhiễm Ebola tại Bờ Biển Ngà nhưng người dân nơi đây
tỏ ra vô cùng lo lắng.
Theo Mask Online