Tại buổi họp báo Quý III Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường đã có những thông tin về tình hình ô nhiễm không khí của thành phố trong thời gian qua.
"Thủ phạm" gây ô nhiễm
Theo ông Thái, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, thứ nhất là do chuyển mùa, thứ 2 do sự chênh lệch nhiệt giữa buổi sáng và buổi trưa; thứ 3 là vào sáng sớm đã xuất hiện những hiện tượng về sương, các vấn đề về đối lưu không khí gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí.
Việc đốt rơm rạ của nông dân ngoại thành Hà Nội những ngày qua cũng góp phần làm phát sinh khí thải CO2, CO, NO2 vào môi trường. Ảnh: Sơn Tùng
"Theo số lượng thống kê do Sở TNMT chủ trì, xây dựng các vấn đề về bếp than tổ ong thì mục tiêu đến tháng 30.12.2020 sẽ thay thế hoàn toàn bếp than tổ ong bằng các loại bếp thân thiện với môi trường, hỗ trợ cho các hộ nghèo" - ông Thái nói.
Theo ông Thái, với số lượng than 528 tấn/ngày, phát thải ra môi trường 1870 tấn khí CO2, đấy là số liệu minh chứng, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Thêm nữa các công trình xây dựng cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường.
Một nguyên nhân khác được ông Thái đưa ra, dẫn theo thống kê của cảnh sát giao thông hiện nay đang quản lý phương tiện, đến quý I năm 2019 có trên 700 nghìn phương tiện ôtô và trên 5 triệu phương tiện xe cá nhân. Với số lượng này trong thời điểm cao điểm vào buổi sáng, các phương tiện được tham gia giao thông, lượng phát thải ra, đặc biệt các phương tiện cá nhân không đủ quy chuẩn đăng kiểm, quy chuẩn xử lý sẽ gây ra những vấn đề ô nhiễm.
Bao giờ Hà Nội hết ô nhiễm?
Trước tình hình ô nhiễm kéo dài, thành phố đã đưa ra các chương trình đề án trọng tâm để giải quyết và hạn chế, các giải pháp khắc phục tức thời để hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí.
Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường thông tin về tình hình ô nhiễm. Ảnh: N.H
"Đối với Sở TNMT thì chúng tôi đã thực hiện đưa ra các công bố, các khuyến cáo đối với các chỉ số Kém trong thời gian qua, khuyến cáo người dân ra ngoài đường nên sử dụng các khẩu trang đeo, đồng thời với người già và trẻ em nên hạn chế đi ra ngoài. Đặc biệt với các học sinh mẫu giáo và cấp 1 không nên sinh hoạt ở ngoài trời" - ông Thái cho hay.
Hiện nay, Hà nội đã có các trạm quan trắc hoạt động từ 2017. Mục tiêu đến 2020 lắp được 20 trạm cố định và 1 trạm quan trắc lưu động để đi đánh giá những vùng bị ô nhiễm. Ngoài ra còn 12 trạm tiếp tục lắp đặt, nâng tổng số trạm quan trắc đến 2020 đạt 32 trạm quan trắc không khí, trong đó 20 trạm cố định là những trạm quy chuẩn tiêu chuẩn để công bố các kết quả, đánh giá và nghiên cứu các vấn đề về chỉ số ô nhiễm.
Theo ông Thái, qua làm việc với Khí tượng thuỷ văn, đến ngày 3.10 khi Hà Nội có mưa, tình hình ô nhiễm sẽ được cải thiện.
Hà Nội xác định 12 nguồn chính gây ô nhiễm không khí
Tại cuộc họp, ông Vũ Đăng Định - Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết, tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, ô nhiễm bụi thường tăng cao tập trung vào thời gian mùa đông, đầu xuân vào những thời điểm chuyển mùa. Đây cũng là hiện tượng thường gặp trong nhiều năm qua.
Theo số liệu quan trắc của hệ thống trạm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, từ ngày 13.9, chất lượng không khí của Hà Nội, ở nhiều thời điểm trong ngày, nằm ở mức “kém”, trong đó, chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2.5. Theo tiêu chuẩn, chất lượng không khí ở mức kém có ảnh hưởng tới sức khỏe con người về hô hấp.
Đốt rơm rạ là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Ảnh: Tô Thế
"Để biết chính xác chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề nghị tham khảo trên website của UBND thành phố Hà Nội và Sở TN&MT Hà Nội. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng trên điện thoại, mong người dân tham khảo, đối chiếu với các trạm quan trắc chính thức" - người phát ngôn Hà Nội cho hay.
Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết, một số nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội được xác định gồm:
- Khí xả thải từ các phương tiện ô tô, xe máy
- Đun bếp than tổ ong, đốt củi
- Phá dỡ các công trình xây dựng, xây dựng các công trình
- Vận chuyển vật liệu xây dựng
- Mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý
- Mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Do đốt rơm dạ, rác
- Thu gom rác thải chưa tốt
- Ô nhiễm ao hồ lâu năm
- Bùn thải chưa được xử lý
- Khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận
- Do tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa
Ông Vũ Đăng Định - Chánh văn phòng UBND thành phố Hà Nội thông tin về ô nhiễm không khí. Ảnh: Nguyễn Hà
Người phát ngôn của Hà Nội cho biết, trước thực trạng trên, Hà Nội đã triển khai các biện pháp quản lý, cải thiện môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể: tổ chức lắp đặt các trạm quan trắc, xây dựng mạng lưới quan trắc giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường; Thay đổi việc thu gom rác thải hàng ngày từ thủ công sang toàn bộ bằng máy quét, hút bụi; Xử lý ô nhiễm ao hồ nội ngoại thành; Triển khai chiến dịch "Cánh đồng không đốt rơm rạ...
Theo Laodong.vn