Đó là tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk mới được hình thành sau khi sáp nhập tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên vẫn giữ lại phiên âm "Đắk" thay vì "Đắc", "Lắk" thay vì "Lắc".
Sau khi sáp nhập, tỉnh mới Đắk Lắk có diện tích hơn 18.096km2, lớn thứ 3 cả nước với mức dân số khoảng 3,34 triệu người.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, cái tên Đắk Lắk [dắk lắk] bắt nguồn từ tiếng Mnông (phát âm gần giống như "đác lác") nghĩa là hồ Lắk, với dak nghĩa là nước hay hồ. Từ dak này, cũng giống như các từ có âm "đạ" (Đạ Tẻh), "đà" (Đà Lạt, Đà Nẵng). Đa/đạ/đà là âm của một từ có nghĩa là nước, nguồn nước, sông của vùng người dân tộc sinh sống.
Theo cách gọi của những người dân gian, cái tên Đắk Lắk cũng là tên gọi chỉ một hồ nước đang tồn tại - hồ này rộng và có trữ lượng nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đắk Lắk.
PGS.TS Phạm Văn Tình cho rằng, tên gọi Đắk Lắk là tên phiên âm cách đọc và chính tả được ghi theo âm của cách đọc này.
Cái tên Đắk Lắk chính thức được sử dụng và có tính pháp lý theo thông tin số liệu của Tổng cục Thống kê công bố (Ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, 2-3-1979). Địa danh Đắk Lắk cũng được sử dụng trong Phụ lục của Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên), NXB Đà Nẵng, 2002.
Tỉnh duy nhất của Việt Nam có tên viết 'sai' chính tả là Đắk Lắk (Ảnh TH).
Thế mạnh giúp tỉnh vươn ra biển lớn
Trước khi sáp nhập, Đắk Lắk được mệnh danh là "nóc nhà" của Tây Nguyên, nổi bật với thế mạnh nông nghiệp và năng lượng. Giờ đây, sau khi hợp nhất với Phú Yên, tỉnh mới không chỉ giữ vững vai trò trung tâm vùng cao nguyên mà còn sở hữu thêm gần 200km đường bờ biển, cùng hệ thống cảng biển chiến lược như Bãi Gốc, Vũng Rô và vành đai kinh tế ven biển.
Việc mở rộng ra biển mang đến cho Đắk Lắk mới "chìa khóa vàng" để kích hoạt hàng loạt động lực phát triển kinh tế. Trong đó, tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (CT24), dài hơn 117km với tổng vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng, đã giải phóng mặt bằng hơn 60%, dự kiến hoàn thành vào năm 2027.
(Ảnh TH)
Song song đó, Quốc lộ 29 nối Buôn Ma Thuột với Tuy Hòa cũng đang trở thành trục logistics huyết mạch, rút ngắn thời gian di chuyển từ cao nguyên xuống biển Đông còn chưa đầy 3 giờ.
Về hạ tầng hàng không, sân bay Buôn Ma Thuột đang được quy hoạch nâng cấp với nhà ga T2, tháp điều hành mới và hệ thống logistics hàng không. Mục tiêu đến năm 2030 là đạt công suất 5 triệu lượt khách/năm và tiếp tục nâng lên 7 triệu lượt vào năm 2050, đủ điều kiện trở thành sân bay quốc tế thứ hai ở Tây Nguyên, sau Pleiku.
T.San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)