Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 ngăm 2013 hưởng thọ 103 tuổi. Dù muốn hay không lịch sử Việt Nam cũng không thề phủ nhận sự đóng góp lớn lao của ông trong chiến thắng Điện Biên Phủ mở đầu cho việc rút quân của Pháp ra khỏi Đông dương và Việt Nam.
Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành “người anh cả” của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) – những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 – 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I – VII.
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.
Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975).
Ông cũng trực tiếp và tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Xuất thân là một giáo viên dạy sử, nhà báo, ông trở thành một chính trị gia và tướng lĩnh quân sự nổi bật trong lịch sử Việt Nam với các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. (Trong bài có sử dụng các bức ảnh tư liệu của các đồng nghiệp).
Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh thời trẻ trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911. Năm 37 tuổi,
ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quân hàm Đại tướng.
Đại tướng và phu nhân, bà Quang Thái trong một lần chụp ảnh tại Hà Nội.
Bà là người vợ đầu của tướng Giáp, là em nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai
và là thân mẫu của tiến sĩ Võ Hồng Anh. Bà Thái sinh năm 1915, hy sinh năm 1944.
Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp duyệt binh lần đầu tiên
ở Hà Nội ngày 26/8/1945 sau khi giành được chính quyền.
Ngày 2/9/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kỷ niệm tròn một năm thành lập,
Bí thư Tổng Quân ủy Võ Nguyên Giáp tuyên đọc Nhật lệnh của Quân ủy hội
Bữa cơm tại chân đèo Re (phía Định Hóa, Thái Nguyên tháng 10/1948)
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng
Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng
Lê Đức Thọ, trước ngày ông Lê Đức Thọ được cử vào Nam Bộ công tác
Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm việc tại chiến khu Việt Bắc năm 1949.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp
tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Biên Giới (1950).
Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp theo dõi diễn biến
chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công (ngày 13/5/1954)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tiếp
ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết
Tối cao Liên Xô ngày 20/5/1957.
Đại tướng trong giờ phút nghỉ ngơi trò chuyện cùng các chiến sĩ.
Năm 1950, trên đường đi chiến dịch biên giới, Đại tướng thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo Phunu.info