Khu nhà trọ ổ chuột này nằm ngay sau phố chính của huyện Bác Bạch (Quảng Tây – Trung Quốc), biển hiệu treo đầu ngõ nhỏ, đi sâu vào trong là khu nhà hai tầng, có khoảng 9 phòng, mỗi phòng chỉ khoảng 50-60 thước rộng, kê đủ một chiếc giường đơn nhỏ xíu, một chiếc bàn để đồ dùng cá nhân xập xệ. Trong mỗi phòng này đều không có nhà vệ sinh riêng biệt.
Góc nhìn từ hành lang tầng 2 xuống cầu thang và cửa.
Hình ảnh "động ổ chuột" từ ngoài đầu ngõ nhỏ.
Căn phòng "hành nghề" chưa đầy 60 thước.
Đối tượng “hành nghề” tại đây là các bà, các cô đã bước vào tuổi tứ tuần đổ lên. Họ ở những làng quê nghèo, tìm đến Bác Bạch vì “nơi đây cũng hẻo lánh và ít bị gặp phải người thân quen”. Họ là những con người vì “không có văn hóa và nghèo đến mức không còn cách nào khác”. Khác với những khu “giải trí”, nhà trọ này hoạt động ban ngày và hoàn toàn nghỉ vào buổi tối vì khách đến đây chỉ với nhu cầu “giải quyết nhanh chóng” rồi tiếp tục đổ đi kiếm sống hoặc trở về những vùng quê lân cận.
Người phụ nữ cao tuổi nhất của "động", 62 tuổi và đã trong nghề 22 năm nay.
Lúc vắng khách, họ tranh thủ làm những công việc thủ công khác.
Khách đến đây đều là dân lao động chân tay, có khi, họ vội vã đến lúc vừa làm việc xong, mồ hôi vẫn nhễ nhại, cơ thể hôi hám. Đi vào đầu ngõ, họ mất phí 1 nhân dân tệ (khoảng 3.300 VND) cho “người canh cửa”. Lên đến tầng 2, các bà các cô đứng xếp dài ở hành lang với những ánh nhìn mời gọi. Khách “ưng” cô nào là tiến lại gần và hỏi “10 tệ 'đi' hay không?”. Nếu đồng ý họ gật đầu và dắt tay khách đi vào phòng của mình. Phí phòng ở tại đây một ngày là 15 nhân dân tệ (khoảng gần 50.000 VND). Để có thể “đảm bảo chi phí cuộc sống” của mình, mỗi người phải "đi" được từ 5-10 lượt khách.
"Người canh cửa" ở đầu ngõ nhỏ.
Hình ảnh đứng "chào hàng" tại hành lang khu ổ chuột.
Khách hàng bước vào khu hành lang của xóm nhỏ.
Một trong những khách hàng vừa qua giờ lao động.
Phóng viên “trá hình” khách đứng “tỉ tê” cùng bà chủ nhà trọ được chia sẻ: “Khu nhà trọ này tôi làm đã mấy chục năm nay, ở Bác Bạch cũng có khoảng 5, 6 khu nhà như thế này nữa. Ngày xưa lúc “làm ăn” được, tôi có 50, 60 “người làm”. Bây giờ ngày một khó khăn, các cô nhìn “tàm tạm” cũng có thể kiếm được việc thu tiền hoặc lao công trong các quán ăn nhỏ, số người chỉ còn già nửa.
Ngày trước “giá cả” cũng không đến mức rẻ mạt như bây giờ, mức chung cũng phải được 20, 30 nhân dân tệ (75-100.000 VND). Thêm nữa, cảnh sát ngày một bắt chặt hơn. Mà thiết nghĩ, chúng tôi kinh doanh ngành này có khi còn giúp được thêm cho xã hội giảm bớt tệ nạn rất nhiều. Khách vào đây toàn dân lao động chân tay, túng bấn không biết làm gì là hung hăng làm bậy. Có những khách 5, 6 chục tuổi mà vì nghèo quá cũng không lấy nổi vợ”.
TTVN