Danh mục

Bát hương di động của nữ y tá chuyên nạo thai

Thứ hai, 03/06/2013 09:37

Khi cái thai ra ngoài, mọi người có mặt ở đấy thấy đứa bé mở mắt nhìn mọi người làm mấy chị em, cô cháu tái mặt, còn chị kia thì khóc òa lên. Đứa bé đó mở mắt rất lâu, chị trưởng trạm phải khấn mãi bé mới chịu đi.

Với bà Nguyễn Thị Mai, một y tá từng hơn 30 năm công tác tại nhà hộ sinh A, Hà Nội, giờ đã nghỉ hưu, cái nghề rất đặc biệt này lúc nào cũng khiến bà cảm thấy như đeo đá trong tim. Đã có thời gian bà muốn buông xuôi, bỏ việc nhưng vì đã trót theo nghiệp này nên bà đành cố.

Thường ra cây đa thắp hương để những sinh linh nhỏ sớm siêu thoát

Gặp bà Mai bây giờ rất khó, trước kia còn công tác thì bà vẫn hay đi giao lưu, gặp gỡ người nọ người kia. Giờ nghỉ hưu bà về ở ẩn. Bà bảo mọi người làm nghề như bà khi về hưu thường hay mở phòng khám riêng nhưng bà thì không. Vì nhiều lý do mà bà không muốn làm cái việc rất hại não đó nữa...

Bà Mai sinh năm 1958, là con gái Hà Nội gốc, từng hơn 30 năm công tác ở nhà hộ sinh A, Hà Nội, giờ đã nghỉ hưu. Bà Mai kể, sau khi tốt nghiệp trường trung cấp Y, bà quyết định xung phong lên miền núi công tác để có thêm trải nghiệm sống. Rồi bà Mai được phân công về công tác tại một trạm xá, thuộc trung tâm y tế huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

Ba năm công tác tại một huyện miền núi với bao điều kiện khó khăn đã cho bà thêm nhiều trải nghiệm và những kỉ niệm không bao giờ quên. Bà Mai kể, ngày đó mới ra trường công tác nên bà chỉ được nhận chân làm phụ thôi chứ không được nhận đứng chính. Công việc chính của bà là phụ giúp chị trưởng trạm y tế xã khám thai, đặt vòng, điều trị những bệnh phụ khoa thông thường của chị em miền núi.

Nói là vậy, nhưng khi mới về nhận công tác được hôm trước thì hôm sau bà Mai đã được chị trưởng trạm xá cho đi tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, nhắc nhở mỗi cặp vợ chồng dùng bao cao su, đặt vòng để không vỡ kế hoạch.

Ngày đó, nhà nước đang đẩy mạnh tuyên truyền mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con, trong khi đó ở nông thôn, các cặp vợ chồng thường không dùng biện pháp tránh thai gì nên việc lỡ kế hoạch xảy ra thường xuyên. Do đó, những cán bộ y tế như bà Mai thường xuyên phải làm việc hết công suất, ban ngày thì đỡ đẻ, nạo, hút thai, tối về lại đi tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.

Bà Mai kể, ngày đó các chị em ở miền núi nơi bà công tác đi nạo phá thai nhiều lắm, vì ở quê, phương tiện thông tin không có. Đã vậy, các ông chồng lại không chịu dùng bao cao su, mà đặt vòng thì không phải bà vợ nào cũng hợp nên việc vỡ kế hoạch thường xuyên diễn ra.

“Hồi đó, ở trạm xá xã, cơ sở vật chất thiếu thốn lắm, cả trạm không có gì ngoài tủ thuốc với cái bàn đẻ. Ai vào cũng thấy trống trơn, chẳng có dụng cụ, phương tiện gì, nhiều ca đỡ đẻ, nạo, hút thai đều phải làm tay bo – bà Mai nhớ lại.

“Nhiều bà, nhiều chị mải làm mải ăn,  chẳng kiêng cữ, đặt vòng gì nên lần nào có thai cũng không biết. Đến khi thai to mới tá hỏa chạy đến trạm xá nhờ cán bộ y tế giúp đỡ, lúc đó chúng tôi cũng không thể làm khác được, đành phải liều chứ biết làm sao” – giọng bà Mai chùng xuống. Tuy nhiên, thời gian đó trạm xá cũng phải chuyển huyện và từ chối không ít ca khó.

Ngày đó, sinh con thứ ba là bị phạt nhiều, phạt nặng, nhiều cặp vợ chồng do kinh tế khó khăn, không có tiền phạt nên bằng mọi cách phải phá thai. Bà Mai vẫn bị ám ảnh mãi với trường hợp một chị phụ nữ ngoài 40 tuổi, khi đến khám thai thì biết đã mang thai đến gần 6 tháng. Chị này nằng nặc đòi phá thai, nhưng vì trạm y tế xã thấy thai to quá, lại không có phương tiện, dụng cụ y tế nên không thể làm được, do đó đã bảo chị về hoặc lên huyện giải quyết.

Thấy xã từ chối, chị này về nhà dùng đủ mọi cách để cho thai ra, thậm chí chị còn liều đến mức leo lên đống rơm cao ngút rồi nhảy xuống ngã bất tỉnh. May mắn là người nhà phát hiện ra, vội đưa đến trạm y tế xã cấp cứu. Lúc đưa chị này đến trạm, nhìn thấy chị máu me bê bết, mặt trắng bệch, bà Mai sợ run bắn người. Hôm đó, không còn cách nào khác, chị trạm trưởng trạm y tế phải dùng thủ thuật cô-vắc để đưa thai ra, cứu tính mạng người mẹ.

Khi cái thai ra ngoài, mọi người có mặt ở đấy thấy đứa bé mở mắt nhìn mọi người làm mấy chị em, cô cháu tái mặt, còn chị kia thì khóc òa lên. Đứa bé đó mở mắt rất lâu, chị trưởng trạm phải khấn mãi bé mới chịu đi. Bà Mai vẫn nhớ ngày đó chị trưởng trạm đã khấn đứa bé tội nghiệp thế này: “Thôi số cháu không được làm người thì cháu sớm siêu thoát. Đây là việc bất đắc dĩ các bác phải làm, cháu đừng oán bác”.

Ngày đó, bà Mai còn trẻ nên không hiểu hết những việc chị trưởng trạm đã làm. Lúc đó, bà Mai chỉ thấy một nỗi sợ hãi tràn ngập trong lòng. Sau khi chị trưởng trạm xá khấn xong, đứa bé mới nhắm mắt ra đi, bà Mai ôm mặt khóc tu tu như thể mình vừa mất đi cái gì quý giá. Hôm đó, mấy chị em trong trạm xá bảo nhau mang đứa trẻ đi chôn cất cẩn thận. Làm xong, mặc dù không ai bảo nhưng bà Mai vẫn ra cây đa sau trạm xá để thắp hương.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

“Các cụ cứ bảo cây đa có thần, cây gạo có ma nên ngày rằm, mùng một, mấy chị em trong trạm y tế chúng tôi hay ra đó thắp hương. Các cô các chị lớn tuổi trong trạm vẫn dặn chúng tôi rằng, dù những bào thai chỉ là giọt máu nhưng cũng là một sinh linh, mình tuy không cố ý làm ác nhưng cũng nên thắp cho chúng nén hương cho siêu thoát. Chứ làm nghề này không có tâm thì nó vận vào người mệt lắm” – bà Mai thở dài trải lòng.

Ngày bà còn trẻ, chưa chồng con gì, nghe những người lớn tuổi nói về chuyện tâm linh lễ lạt thì bà không hiểu lắm, tuy nhiên bà vẫn răm rắp làm vì sợ. Còn giờ, khi đã nhiều tuổi và trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, bà Mai hiểu rằng, việc làm lễ, hương khói cẩn thận cho người đã mất, kể cả đó là những sinh linh bé nhỏ, là việc làm cần thiết với những người làm nghề như bà. Như thế sẽ giúp các linh hồn sớm siêu thoát còn bản thân bà cũng thấy bình tâm, không nặng nề.

Nhiều lúc thấy nản, muốn buông tay

Hồi còn làm ở trạm xá trên Phú Thọ, bà mới biết ở quê vẫn còn nhiều tư tưởng lạc hậu. Bà nhớ có chị đuợc chồng đưa đi đẻ với dáng điệu mong ngóng, sốt ruột không để đâu cho hết. Hoá ra vợ chồng chị này đã có 3 cô con gái truớc đó, nên lần này đưa vợ đi đẻ ông chồng rất hy vọng vợ sẽ đẻ con trai. Chẳng ngờ lần đó chị vợ lại sinh con gái.

Khi nghe cán bộ y tế xã thông báo, ông chồng liền lao vào đánh vợ tới tấp, mồm chửi vợ là đồ không biết đẻ và dọa sẽ đi lấy vợ khác. Chị vợ chỉ biết khóc ròng, ngày hôm sau bế con về nhà ngoại.

Bà còn thấy có chị tháng nào cũng đến để điều hòa kinh nghiệt. Thấy vậy, bà Mai hỏi, sao tháng nào bà cũng phát thuốc tránh thai rồi mà chị này vẫn dính, đồng thời bà hỏi chị đã uống thuốc thế nào để vỡ kế hoạch như vậy. Chị ta hồn nhiên trả lời, chị uống khi sinh hoạt còn thì vứt đấy không uống.

Nghe xong bà Mai vừa bực mình vừa thương, mặc dù bà vẫn làm cho nhưng dọa rằng: “Chị mà làm nhiều là thủng dạ con đấy, chết thì con ai nuôi, chồng nó đi lấy vợ khác”. Nghe vậy chị ta sợ xanh mặt và sau thì không thấy đến nữa.

Thường thì những người mới ra trường chỉ được làm những ca thai nhỏ, khoảng hơn một tháng. Ngày đó đoán tuổi thai chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm chứ làm gì có siêu âm như bây giờ, nên không phải không có lúc bị nhầm. Bà Mai lể, có trường hợp lúc khám thì đoán là mới hơn 1 tháng, ai dè lúc cho dụng cụ vào mới biết thai gần 3 tháng.

Lần đó tay bà run bần bật và không biết nên xử lý như thế nào, đã vậy cô bác sĩ chính lại lên huyện họp. Mà cái việc thai sản đã động vào dao kéo mà không làm còn nguy hiểm hơn, do vậy, lần đó bà Mai cố gắng nhớ lại từng bước có lần nhìn bác sĩ chính làm mà nín thở dò dẫm làm theo. Mất gần tiếng đồng hồ mới xong. Xong ca đó, bà Mai cũng mất ngủ mấy đêm.

Bà chia sẻ rằng: “Không biết các bà mẹ khi đi nạo thai thì họ cảm giác như thế nào, nhưng chúng tôi thì nhiều lúc khổ tâm lắm. Chối không làm cho họ thì không được, mà làm thì nặng nề, mệt mỏi lắm. Có nhà tham con trai, nghe lời thầy lang bắt mạch thế nào lại bảo đang mang thai con gái. Thế là đùng đùng ông ta dắt vợ đang mang thai 6 tháng ra trạm y tế để xử lý".

"Chị vợ vừa đi vừa khóc, chúng tôi không ai dám làm. Lần đó, trưởng trạm phải lên tiếng khuyên giải anh chồng. Chưa kịp nghe trưởng trạm nói hết, anh chồng liền xông vào chỉ mặt bác sĩ tuyên bố: 'Nếu vợ tôi đẻ con gái thì các bà bế về mà nuôi'. Sau đó, anh ta đùng đùng lôi vợ về. May mà phúc nhà anh ta lớn, lần đó chị vợ lại sinh con trai, không thì chúng tôi phải nuôi thật đấy chứ”, bà Mai cười hiền kể lại.

Giọng buồn buồn, bà Mai nhớ lại: “Ở miền núi họ không có tục chôn trẻ con, nếu có cháu nào mất hoặc thai nhi sinh non, chết yếu là người dân cứ mang lên đồi để. Nhiều lần chúng tôi phải lén theo sau rồi đào hố chôn các cháu cẩn thận. Không làm thế thì áy náy lắm. Ngày nào cũng có ca nạo thai, tôi đều phải cho vào hộp kín rồi đem đi chôn chứ không dám vứt lung tung".

"Nói thật rằng, vì đã trót theo nghề nên tôi cứ phải tiếp tục, chứ nhiều lúc nghĩ cũng nản lắm. Mình cũng là đàn bà yếu mềm, làm nhiều thì quen tay nhưng không phải như thế là vô cảm. Từng làm bao nhiêu năm, chứng kiến nhiều ca sợ lắm, nếu không vì công việc thì chắc buông tay rồi”.

Luôn có bát hương di động để thắp sau mỗi lần nạo hút thai

Sau 3 năm công hiến, trải nghiệm ở miền núi, bà Mai được chuyển về Hà Nội công tác. Sau thời gian dài ở tỉnh, đã quen với cách làm việc trên đó, nên khi về thành phố, cái gì bà Mai cũng cảm thấy lạ lẫm. Làm nghề này nên bà cẩn thận việc khói hương, thờ cúng. Ngày xưa, ở miền núi có cây đa sau trạm xá, bà cùng mọi người vẫn hay ra thắp hương. Nhưng từ khi chuyển về Hà Nội, ở bệnh viện không ai cho phép thắp hương nên bà Mai cũng không dám tùy tiện.

Tuy nhiên, bà vẫn có cách riêng của bà. Bà Mai làm một bát hương di động, ngày thường thì cất đi, khi nào có việc bà mới đem ra thắp. Bà bảo làm như vậy bà thấy nhẹ lòng, đó như là liều thuốc an thần giúp bà thêm vững lòng với công việc mình đã lựa chọn.

Bà Mai chia sẻ, các đồng nghiệp của bà phần lớn đều mở phòng khám hoặc làm thêm, riêng bà thì không. Phần vì bà là dâu trưởng phải lo toan việc nhà chồng, trong khi đó chồng bà lại là bộ đội nên đi suốt, bà phải lo lắng, chăm sóc gia đình lớn, gia đình nhỏ mất nhiều thời gian. Nhưng điều chủ yếu là do bà luôn bị ám ảnh bởi đôi mắt của những đứa trẻ bị cô-vắc ra khỏi cơ thể của người mẹ, rồi luật nhân quả, tốt xấu liên quan đến công việc này đã khiến bà cảm thấy sợ.

Bà bảo, ở miền núi thì những người đến nạo, hút thai chủ yếu là gái đã có chồng, còn ở Hà Nội thì hầu hết là những cô gái trẻ, những em gái mới lớn kéo nhau đến nạo thai. Đã không biết bao nhiêu lần bà cứ thắc mắc không hiểu tại sao họ lại làm như vậy, vì đứa con là tài sản vô cùng quý giá mà họ lại coi nhẹ tênh.

Có cô cặp bồ với chồng người ta, khi mang thai bị vợ người ta bắt đi phá. Hôm đi, cô vợ cả cứ kè kè sát cạnh, sợ cô kia trốn mất, bà Mai phải gắt lên thì chị ta mới ra ngoài.

“Trẻ con bây giờ cũng bạo lắm, lớp 9 lớp 10 đã dắt nhau đến nhà hộ sinh. Nhìn cậu con trai lấm lét ngoài cửa mà giận quá. Chúng cũng như con mình nên đành giải quyết cho xong. Nhưng nhiều đứa chả ngại ngùng gì, cứ điềm nhiên như không. Lỗi cũng tại bố mẹ không quan tâm đến con, giao phó hoàn toàn cho nhà trường, xã hội, đến khi con có bầu 3 - 4 tháng rồi mới tá hỏa mang con đến khóc lóc xin chúng tôi cứu, lúc đó thì biết làm gì. Không làm thì họ cũng dắt nhau đi chỗ khác, mà nếu có chuyện gì xảy ra thì mình cũng khổ tâm lắm” – bà Mai buồn bã chia sẻ.

Từ ngày về hưu, bà cảm thấy cuộc sống thanh thản, ít nặng nề hơn. Bà bảo, có lẽ bởi từ xưa đến nay bà đã làm công việc của mình hoàn toàn bằng cái tâm bao dung và sự chân tình. Sau khi những sinh linh bé nhỏ rời khỏi cơ thể người mẹ đều được bà làm lễ, thắp hương chu đáo nên bà cảm thấy không có gì phải áy náy nữa. bà thấy nhẹ lòng vì điều đó…

Theo Hôn Nhân & Pháp Luật

Tin được quan tâm

Loài vật có thời gian giao phối lâu nhất lên tới 14 giờ liên tục, con đực sẽ chết ngay sau đó

Sinh sản là hình thức duy trì nòi giống của mọi sinh vật, mỗi loài sẽ có phương thức và tập tính sinh sản khác...
Kiến thức 3 ngày, 1 giờ trước

Trường hợp duy nhất đi xe máy lên vỉa hè vẫn không bị phạt từ 4-6 triệu đồng như quy định mới, biết kẻo mất tiền oan

Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thông đã đưa ra nhiều mức xử phạt "mạnh...
Kiến thức 3 ngày, 6 giờ trước

Khi về già, dù có ốm đau hãy giữ cho riêng mình 2 'con át chủ bài' này, đó là cách bảo vệ hạnh phúc gia đình, không hề nhẫn tâm

Khi về già và nằm trên giường bệnh, người lớn nên giữ kín hai điểm yếu quan trọng trước con cái. Đây không phải là...
Kiến thức 3 ngày, 4 giờ trước

Tỉnh của Việt Nam có nhiều thị trấn với tên gọi chỉ 1 chữ cái, là tỉnh nào?

Nước ta có hơn 600 thị trấn, trong đó 23 thị trấn có tên gọi chỉ 1 âm tiết, riêng tỉnh này chiếm tới 4....
Kiến thức 3 ngày, 2 giờ trước

Phùng Thiệu Phong: 'Quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời tôi là cưới Triệu Lệ Dĩnh và sinh con trai'

Sau nhiều năm ly hôn, Phùng Thiệu Phong dường như vẫn cảm thấy đầy luyến tiếc khi nhìn lại quá khứ bên Triệu Lệ Dĩnh....
Chuyện làng sao 2 ngày, 19 giờ trước

Bảng xếp hạng các con giáp may mắn nhất sau ngày 19 tháng 12 âm lịch tức thứ bảy ngày 18/01/2025 dương

Bắt đầu từ ngày 18 tháng 1 năm 2025, vận may tài lộc sẽ đến, túi tiền của ba con giáp lớn sẽ phình to,...
Đời sống số 2 ngày, 19 giờ trước

Tin cùng mục

Từ 1/1/2025, vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cấp cứu, cứu hỏa có bị phạt?

Trên mạng xã hội, nhiều người dân thắc mắc là tại các ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, nếu có xe...
Kiến thức 2 phút trước

Tại sao năm Ất Tỵ 2025 có 2 ngày lập xuân? Liệu có điềm báo gì đặc biệt?

Năm 2025 là năm Ất Tỵ, trùng với hiện tượng 'Nhị Xuân', tức là có hai tiết Lập xuân trong một năm.
Kiến thức 26 phút trước

Năm 2025: Chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư bằng cách nào?

Bước sang năm 2025 muốn chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư cần đáp ứng đủ những yêu cầu, điều kiện gì?
Kiến thức 34 phút trước

Thắp hương lễ Tết kiêng kỵ 3 điều này, càng cúng càng mất lộc

Những ngày quan trọng như: Cúng ông Công, ông Táo, Tết Nguyên Đán..., gia chủ cần lưu ý những điểm sau khi dâng hương lên...
Đời sống số 36 phút trước

'Ba người không đi viếng mộ thì con cháu sẽ hưng thịnh', ba người này là ai và khi viếng mộ nên chú ý điều gì?

Trong văn hóa truyền thống, việc viếng mộ thờ cúng tổ tiên là một nghi lễ quan trọng để nối tiếp tình cảm huyết thống....
Kiến thức 42 phút trước

Năm 2025, trường hợp nào phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe?

Theo thông tư 35/2024/TT-BGTVT, có 3 trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ 1/1/2025.
Kiến thức 52 phút trước

Tin mới cập nhật

'Nếu không treo đồng hồ ở ba nơi này, bạn sẽ giàu có hơn theo thời gian', câu này có ý nghĩa không?

Đồng hồ là một đồ vật dụng thường có trong bất cứ gia đình nào. Nhưng hầu hết mọi người đều không biết nên treo...
Phong thủy 37 phút trước

Địa phương duy nhất ở Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận, hiện tại là quận lớn thứ hai của Hà Nội

Sau khi từ thị xã lên thành phố trong hơn 2 năm, địa phương này lại trở thành một quận của Hà Nội.
Kiến thức 55 phút trước

Khám phá bí mật con số cuối cùng trong ngày sinh nhật của bạn, nó có thể tiết lộ bạn sẽ có bao nhiêu tài sản trong cuộc đời

Con số cuối cùng trong ngày sinh nhật của bạn không chỉ là một con số ngẫu nhiên, mà còn có thể ảnh hưởng đến...
Kiến thức 60 phút trước

Những nơi không được dừng xe, đỗ xe trong dịp Tết

Người điều khiển phương tiện cần đặc biệt lưu ý các vị trí cấm dừng xe, đỗ xe dù có hay không có biển cấm....
Kiến thức 1 giờ, 8 phút trước

Loại cây được ví như mèo Thần Tài vừa diệt khuẩn vừa chiêu gọi tài lộc, ai cũng muốn có một cây chơi Tết

Cây nhất mạt hương, hay còn được biết đến với tên gọi sen thơm, sen đá lá thơm, nổi lên như một lựa chọn hoàn...
Kiến thức 1 giờ, 9 phút trước

Hãy khuyến khích con gái nhiều hơn về 5 khía cạnh này, con sẽ ngày càng thành công trong tương lai

Nếu có con gái, bạn nên dạy con theo những khía cạnh sau đây để giúp con tự tin, thành công hơn trong tương lai....
Chăm con 1 giờ, 12 phút trước

Tổ tiên đã dạy rằng: 'Nước trong thì không có cá', vế sau của câu nói này mới thực sự là bài học ứng xử 'đắt giá' mà bạn cần học hỏi

Tổ tiên từng dạy: "Nước trong thì không có cá", câu nói này không chỉ phản ánh bản chất cuộc sống mà còn là bài...
Kiến thức 1 giờ, 20 phút trước

Khi mua thịt heo vào dịp Tết, hãy tìm 4 bộ phận này! Người bán thường giữ lại cho riêng mình nhưng hầu hết mọi người đều không biết

Những phần thịt này của heo đều rất ngon nên mọi người hãy chọn mua trong dịp Tết để làm cỗ cho gia đình nhé....
Kiến thức 1 giờ, 25 phút trước

Các cụ dặn dò: 'Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, năm mới hốt nhiều tài lộc'

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi hội tụ tài lộc, vượng khí. Vì lẽ đó, việc chăm sóc và giữ gìn không gian...
Kiến thức 2 giờ, 32 phút trước

Trường hợp duy nhất đi xe máy trên vỉa hè mà không bị CSGT phạt 4-6 triệu như quy định, mọi người nên để ý

Nghị định 168/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã gây xôn xao dư luận với các quy định nghiêm khắc về xử phạt vi...
Kiến thức 2 giờ, 42 phút trước