Cụ thể hai vế của câu nói này là: "Trai mùng một, gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này". Ý nghĩa câu này để chỉ những đứa trẻ sinh ngày mùng một và ngày rằm có tính khí khác thường, khó nuôi. Vậy tại sao lại như vậy?
Xét theo khía cạnh ngũ hành, những đứa trẻ sinh vào ngày mùng một âm lịch, nhất là vào buổi sáng, trong tháng vận khí ngũ hành bản mệnh vượng (ví dụ người mệnh Hỏa, Hỏa khí vượng vào tháng 4, 5, 6), Can Chi của ngày và giờ sinh đều vượng, tốt cho bản mệnh nhưng lại không có lợi cho sự phát triển cân bằng xã hội.
Mùng một là ngày đầu tháng, dương khí cực thịnh (ý chỉ Mặt Trời chiếu sáng mạnh nhất), con trai lại vốn thuộc dương, sinh ngày này thì tính cách cực thịnh về dương. Còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch) có âm khí cực thịnh (vì Mặt Trăng tròn nhất), con gái lại thuộc âm, sinh ngày này tính cách cực thịnh về âm. Về mặt phong thủy, âm dương cân bằng luôn là yếu tố tiên quyết để mang tới vận khí tốt. Vì thế, dù là âm hay dương, khi đã ở mức cực thịnh đều là điều bất thường, không lý tưởng.
Theo đó, những đứa trẻ sinh ra vào hai ngày này sẽ có biến đổi sinh học đặc biệt hơn người khác, tạo ra tính khí mạnh mẽ, khó dạy bảo, cuộc sống sau này vì thế mà nhiều thăng trầm, khó khăn.
Theo quan niệm của dân gian thì mặt trăng được biểu trưng cho âm khí, tương đồng với âm tính của phụ nữ. Mặt trời tượng trưng cho dương khí, tương đồng với đàn ông.
Ngày rằm trăng sáng nhất, đẹp nhất thì âm khí cũng vượng nhất. Phụ nữ sinh vào ngày thì được hội tụ cao nhất những đặc tính này. Ngược lại thì ngày mùng 1 trăng mờ nhất, dương khí sẽ thịnh nhất. Con trai sinh vào đêm đó sẽ có tính cách mạnh mẽ.
Vì thế, không chỉ trai mùng 1 gái hôm rằm mới khó nuôi, khó dạy, mà tất cả những đứa trẻ sinh vào 2 ngày này đều có tính khí rất khác biệt, khác người, đương nhiên có những nét hoặc tích cực hoặc tiêu cực chứ không hoàn toàn thiên về một bên nào.
Gái mùng 1: Bé gái sinh vào ngày mùng 1, nếu sinh vào tháng, ngày và giờ vượng thì tính cách mạnh mẽ bướng bỉnh. Vận mệnh của người này không cát, gia đình cũng không hoàn mỹ.
Trai hôm rằm là con trai sinh vào ngày rằm cũng gặp ít may mắn, sinh vào lúc nửa đêm thì khá hơn đôi chút, trung vận tốt đẹp. Người này tính tình nhu nhược, thiếu quyết đoán, bị động. Ngày rằm là thời điểm mặt trăng tròn nhất, âm khí cực vượng, mà nam giới là dương khí, âm dương tranh đấu, vận khí ắt đi xuống.
Thời nay thì người ta không đánh đồng việc nuôi dạy con khó vì ngày mùng 1 hay ngày rằm. Thời nay người ta đều xem trước giờ đẹp, ngày đẹp để sinh mổ. Nhưng suy cho cùng thì dù là xưa hay nay thì những bậc làm cha mẹ cũng chỉ mong mẹ tròn con vuông mà thôi.
Trai mùng một, gái hôm rằm dưới góc nhìn khoa học
Lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 âm lịch, con gái sinh vào ngày rằm (15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người, nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy. Nó còn phụ thuộc nhiều vào môi trường dạy dỗ trong gia đình và trường học của những đứa trẻ này.
Theo một số chuyên gia, chúng ta không nên đánh đồng việc khó nuôi dạy bé trai sinh vào ngày mùng 1, con gái sinh vào ngày rằm. Câu này chỉ đúng đối với những đứa trẻ sinh ban đêm mà thôi.
Theo văn hóa phương Đông, thời điểm ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần, là lúc ma cà rồng xuất hiện, thời khắc mang màu sắc ma mị với nhiều câu chuyện thêu dệt mang theo cả nỗi nghi hoặc cho mọi người.
Bên cạnh đó, sức hút của mặt trăng theo âm lịch, của mặt trời theo dương lịch. Sức hút của Mặt Trăng làm cho Thủy triều thay đổi lên xuống, đồng thời cũng đã gây ra trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, làm cho chất lỏng trong cơ thể con người cũng có những thay đổi.
Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, ảnh hưởng tới thần kinh của những người sinh ra trong ngày này... Đồng thời, những ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác.
Theo tư duy logic hơn đó là, người châu Á đặc biệt là người Việt có phong tục thờ cúng tổ tiên, đi lễ chùa vào mùng một, ngày rằm. Chúng ta xem trọng ngày này như là ngày của thánh thần. Đó là lý do những đứa trẻ sinh ra trong ngày này được bố mẹ cưng chiều, đi đâu cũng nhấn mạnh về ngày sinh của con.
Đứa trẻ có cảm giác mình là người quan trọng hơn những trẻ sinh vào các ngày khác. Vì cái tôi của mình được vuốt ve nên tâm lý đứa bé cao ngạo hơn, xem mình là trung tâm, muốn mọi người phải xem trọng mình hơn bất cứ điều gì. Dần dần việc này ảnh hưởng lớn đến tính cách nên chúng có xu hướng ngang bướng, ít nghe lời hơn.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)