Tiết Thanh Minh là gì?
Theo cách tính lịch của người Việt cổ, thì một năm sẽ có 24 tiết khí, mỗi tiết khí ứng với một kiểu thời tiết cụ thể và trùng khớp với bốn mùa trong năm. Những tiết khí này được dùng để tính toán thời điểm gieo trồng ngũ cốc nhằm chọn ra thời điểm điều kiện thời tiết là thuận lợi nhất.
Trong đó, Tiết Thanh Minh mang ý nghĩa là sự trong xanh, tươi sáng. Đây chính là thời điểm trong lành nhất trong năm nên rất phù hợp với việc thực hiện những nghi lễ quan trọng.
Ở Việt Nam, thì Tiết Thanh Minh ứng với thời gian thực hiện nghi lễ Tảo Mộ. Tức là sửa sang lại mộ phần của gia tiên cho khang trang, sạch sẽ và làm lễ cúng gia tiên.
Ngày thanh minh 2021 vào ngày nào?
Theo quy ước của ông bà xưa, ngày tết thanh minh diễn ra từ ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm. Như vậy trong năm 2021 này, ngày thanh minh bắt đầu vào thứ 4 ngày 14/4 dương lịch.
Tùy theo vùng miền mà ngày thanh minh khác nhau, thường ngày thanh minh được diễn ra vào những ngày đầu tháng 4 dương và kết thúc vào ngày 20/4 dương lịch.
Trong ngày này, con cháu cùng hướng về tổ tiên, cội nguồn bằng cách tảo mộ, dọn dẹp ngôi mộ của người đã khuất. Lưu ý: trước khi tiến hành tảo mộ, gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ vật gồm đèn, nhang, hoa quả dâng lên người khuất. Mong tổ tiên nhận và phù hộ con cháu luôn khỏe mạnh, bình an và phát tài phát lộc.
Đặc biệt những gia đình mới tu sửa phần mộ tổ tiên chỉ nên thực hiện trong những ngày thanh minh này. Tránh phạm vào đại kỵ trong tâm linh thờ cúng, cõi âm.
Ý nghĩa ngày thanh minh
Tuy tết thanh minh không phải là ngày lễ lớn trong năm nhưng nó lại mang đậm nét văn hóa của người Việt. Đây là phong tục truyền thống gắn liền với cuộc sống và đạo đức của con người Việt Nam.
Theo phong thủy tâm linh, ngày thanh minh là ngày con cháu làm tròn đạo hiếu với gia tiên. Ngày tưởng nhớ công lao các bậc sinh thành đã hi sinh và duy trì thế hệ con cháu mai sau. Trong ngày thanh minh, mọi người thường chuẩn bị lễ vật tươm tất như đèn, nhang, hoa quả để dâng lên gia tiên.
Tất cả lễ vật được bày trí trước phần bia mộ người mất, cùng lời khấn vái mong tổ tiên phù hộ con cháu được bình an và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Lễ cúng vái này được nhiều người gọi là tảo mộ. Sau khi cúng vái, tàn nhang con cháu cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ngôi mộ tổ tiên đã khuất.
Tảo mộ trong tết thanh minh giúp con cháu nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Là ngày để các thế hệ con cháu sum vầy bên nhau, cùng nhau báo hiếu các bậc sinh thành đã khuất.
Lưu ý: Đặc biệt trong năm, những gia đình muốn khai quật hay xây dựng mồ mã chỉ đợi đến ngày thanh minh mới được phép động thổ. Điều này là nguyên tắc được ông bà xưa ta quy ước, tránh gặp phải tai ương, xui xẻo mang lại cho con cháu phần mộ động thổ.
Tết Thanh Minh (Tết Hàn Thực) nên làm việc gì?
Tết Thanh Minh thường khiến mọi người nghĩ tới lễ Tảo Mộ và hội Đạp Thanh. Khi thực hiện nghi lễ Tảo Mộ thì công việc chính là sửa sang mộ phần, phát quang cỏ dại. Đồng thời có chút lễ để cúng tế tổ tiên thể hiện tấm lòng thành của mình với gia tiên, cũng như bày tỏ mong muốn của mình với ông bà, tổ tiên. Đây là nét đẹp văn hóa thể hiện sự kính trọng với người đã khuất và hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai.
Chiết tự của “đạp thanh” chính là giẫm lên cỏ. Đạp thanh là chỉ những dịp đầu năm nam thanh nữ tú đi du xuân. Ngày nay, ở Việt Nam gần như không còn địa phương nào còn lưu giữ lễ hội du xuân đầu năm.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về ngày Tết Thanh Minh hay còn gọi là Tiết Thanh Minh giúp quý vị hiểu và tiếp tục gìn giữ được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. Chúc quý vị ngày càng thành công, hạnh phúc hơn trong công việc và cuộc sống.
Nguồn khoevadep