THÓI QUEN XÃ GIAO
Có nhiều thói quen tốt mà trẻ cần phát triển, bao gồm thói quen học tập, thói quen sinh hoạt và một số thói quen nghi thức cần thiết. Trước hết, những thói quen xã giao này, cha mẹ tự tìm hiểu và sau đó dạy cho con để làm hành trang cho cuộc sống.
1. Khi cúi xuống nhặt đồ và buộc dây giày, hãy ngồi xổm xuống, đừng chổng mông lên, trông rất không lịch sự.
2. Khi ăn, đừng tạo ra âm thanh, đừng ăn ngấu nghiến, điều này không có lợi cho tiêu hóa mà còn làm xấu hình ảnh khi ăn. Ăn mì bằng cách cắn, đừng nên dùng mồm hút chùn chụt, hãy dùng thìa nhỏ để xúc súp ăn.
3. Ngồi trên băng ghế với hai đầu gối sát vào nhau, hai tay chống đầu gối, chỉ ngồi một phần ba ghế, không nên mở chân ra, hoặc nâng hai chân băng ghế ngồi, trông rất xấu xí.
4. Khi đến thăm nhà của người khác, không được lục lọi mọi thứ mà không có sự cho phép của chủ nhà.
5. Bất kể đồ ăn nào, dù yêu thích cũng cần kiểm soát khi ăn uống, đặc biệt là không ăn quá nhiều, cho dù ở nhà hay ra bên ngoài.
6. Khi đến nhà người khác ăn cơm, dù thức ăn của chủ nhà nấu có phù hợp với khẩu vị hay không, cũng nên bày tỏ lời khen chân thành, thể hiện rằng món ăn họ nấu rất ngon để thể hiện sự tôn trọng.
7. Sau bữa ăn, nên giúp chủ nhà dọn dẹp bàn ăn, ngay cả khi họ không nói giúp đỡ cũng nên đứng lên chủ động làm, họ sẽ cảm ơn bạn về điều này.
8. Trả lời cuộc gọi điện thoại. Câu đầu tiên sẽ nói "Xin chào" và sau khi câu chuyện kết thúc, hãy để bên kia cúp máy trước, nếu bên kia yêu cầu bạn cúp máy trước, sau khi nói "Tạm biệt", hãy tạm dừng 3 giây trước khi gác máy.
9. Khi người khác đưa trà, rót nước hoặc phục vụ cho bạn, bạn phải ngồi dậy hoặc cầm cốc bằng tay để thể hiện sự tôn trọng.
10. Khi nhìn vào ảnh điện thoại di động hoặc máy tính của người khác, không nên cuộn xuống mà không được phép của chủ sở hữu.
11. Ở những nơi công cộng, nên hạn chế ăn xương như: móng giò, còng gà. Đặc biệt là các cô gái, nếu cầm còng gà hay móng lợn ăn sẽ dễ bị lem nhem và thực sự là hình ảnh đó không được đẹp khi người khác nhìn vào.
12. Hãy thân thiện và luôn mỉm cười. Đây là điều mà cả thế giới cùng làm và sử dụng để giao tiếp mà chưa bao giờ là lỗi thời.
Những kiến thức xã giao này là biểu hiện cụ thể sự tu luyện tốt của một người. Cha mẹ không chỉ phải dạy con mà còn phải tự làm việc này trước. Bởi vì cha mẹ chính là giáo viên đầu tiên của con cái mình, lời nói và hành động của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con. Chỉ khi cha mẹ tự làm, trẻ mới "học mọi thứ" và có ý thức tuân thủ nghi thức tốt.
Ngoài những thói quen xã giao trên, cha mẹ cũng cần truyền cảm hứng cho con thói quen học tập và tự định hướng của con mình thì sau này quản lý sẽ dễ dàng hơn.
THÓI QUEN HỌC TẬP
Giai đoạn sinh viên là giai đoạn quan trọng của thói quen tốt, giai đoạn khởi đầu sự phát triển của con người và giai đoạn khởi đầu của sự hình thành các phẩm chất cơ bản của con người. Ở trường tiểu học, điều quan trọng không phải là thành tích học tập, mà là rèn luyện thói quen. Một đứa trẻ có điểm tốt hay kém, thích học hay không thích học thường do thói quen tạo thành.
Đặc biệt với trẻ mới đi học, nên chú ý hơn đến việc nuôi dưỡng thói quen, để tạo nền tảng tốt cho việc học tiếp theo và tạo nền tảng tốt cho sự phát triển của trẻ.
Danh sách thói quen của học sinh cha mẹ nên chú ý để rèn con:
Thói quen 7, 8 tuổi:
1. Có thể hoàn thành bài tập về nhà một cách độc lập và đúng giờ;
2. Tập tư thế đúng khi ngồi, viết và cầm bút;
3. Có ý thức đọc sách ảnh ngoại khóa.
Thói quen 9, 10 tuổi:
1. Xem trước bài tập hàng ngày
2. Khả năng học tập và tư duy độc lập;
3. Biết sắp xếp đồ đạc sạch sẽ và gọn gàng;
4. Đọc bài đọc ngoại khóa.
Thói quen 11, 12 tuổi:
1. Lắng nghe cẩn thận
2. Xem trước và làm bài tập mỗi ngày;
3. Suy nghĩ tích cực;
4. Công việc phải gọn gàng và chính xác.
Thói quen 13, 14 tuổi:
1. Tự học, xem trước bài và làm bài trước;
2. Suy nghĩ tích cực và có ý kiến của riêng mình;
3. Đọc sách khoa học phổ biến và tác phẩm văn học.
Thói quen 15 tuổi:
1. Trả lời câu hỏi và tập trung vào định mức đầu việc cần làm;
2. Có thói quen tìm hiểu nguồn gốc vấn đề, đặc biệt là những điều làm sai chưa hiểu rõ;
3. Học cách học hỏi lẫn nhau;
4. Học và tìm hiểu các kiến thức trong cuộc sống, chú ý đến các tin tức thời sự.
Có nhiều thói quen tốt mà trẻ cần phát triển. Những thói quen trên là những thói quen cơ bản và quan trọng nhất nên phát triển cho trẻ trước 15 tuổi, nó sẽ tạo nền tảng tốt cho việc học tập và cuộc sống trong tương lai của trẻ. Sự phát triển của thói quen không xảy ra chỉ sau một đêm. Vì vậy, cha mẹ phải kiên nhẫn và kiên trì thực hiện, để trẻ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi vào cấp ba.
LỐI SỐNG
Ngoài những thói quen tốt ở trên, trẻ phải có những kỹ năng sau:
1. Thái độ tích cực
Nếu cuộc sống là một bản nhạc, thì thái độ với cuộc sống là âm điệu, nó sẽ quyết định hướng đi của định mệnh.
Điều quan trọng là phải có thái độ tích cực với cuộc sống. Tất nhiên, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ, nhưng không vì vậy mà phàn nàn, thay vì thế hãy tìm kiếm giải pháp và quan trọng nhất là tin vào bản thân và rũ bỏ suy nghĩ tiêu cực.
2. Động lực là sức mạnh
Biết rằng chìa khóa để đạt được mục tiêu của bạn không phải là kỷ luật, mà là động lực. Làm thế nào để thúc đẩy bản thân theo những cách khác nhau và trải nghiệm niềm vui để hoàn thành mục tiêu của bạn? Hãy bắt đầu bằng cách thiết lập các mục tiêu nhỏ, dễ đạt được để dần dần thực hiện mục tiêu lớn.
3. Đừng chần chừ
Đây là một vấn đề phổ biến ở người lớn (ngay cả trẻ em cũng có). Đồng ý rằng đến một lúc nào đó mọi người nên dành cả ngày để lang thang và tận hưởng những khoảnh khắc sống chậm và thư thái. Nhưng khi chúng ta đang phải tập trung làm một việc gì đó, chúng ta cần đảm bảo hoàn thành nó đúng hạn. Hãy dạy con luôn học hỏi đừng chần chừ. Tìm ra thói quen chần chừ và xem xét để tìm cách khắc phục nó.
4. Đam mê
Một cách quan trọng để thành công là tìm ra những điều khiến bạn đam mê và tham gia đầy đủ. Con bạn không thể tìm thấy câu trả lời này khi còn nhỏ, nhưng bạn nên hướng dẫn chúng khám phá niềm đam mê và theo đuổi nó không ngừng, để trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đó.
KHI RA NGOÀI XÃ HỘI
Chúng ta sống trong xã hội, và không thể không có xã hội, trẻ em cũng vậy.
1. Hợp tác
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã bị cuốn vào chủ nghĩa cạnh tranh, đó cũng là một chân dung của thế giới trưởng thành. Vì vậy, thay vì đóng cửa trong nhà phàn nàn và ganh ghét về cuộc sống ngoài xã hội, hãy dạy con bạn rằng, mọi người đều có thể hợp tác ở phương diện nào đó để đôi bên cùng có lợi. Giúp người khác thành công sẽ giúp bạn thành công hơn. Nói với con bạn rằng, kết bạn tốt hơn là tạo ra kẻ thù và học cách làm việc theo nhóm trước khi muốn thi đấu.
2. Thông cảm
Đây là một chủ đề gần như bị bỏ qua ở các trường học. Trẻ em nên được dạy để thông cảm, hiểu người khác và giúp người khác thoát khỏi khó khăn.
3. Tình yêu
Tình yêu và sự cảm thông là một cặp song sinh, sự cảm thông tập trung vào việc giảm bớt nỗi đau của người khác, trong khi tình yêu hy vọng rằng người khác sẽ hạnh phúc. Cả hai đều rất quan trọng.
4. Nghe
Con cái chúng ta có học cách nghe ở trường không? Hay nói chuyện với mọi người như thế nào? Có lẽ đây là lý do tại sao nhiều người lớn không có khả năng lắng nghe điều quan trọng này. Trẻ em cần học cách thực sự lắng nghe người khác để có thể hiểu và cảm nhận người khác.
5. Dạy trẻ trò chuyện
Trò chuyện và lắng nghe có liên quan mật thiết với nhau, và trường học không dạy cho trẻ em nghệ thuật trò chuyện. Đây là một kỹ năng xã hội rất quan trọng nên được thực hành tại nhà từ khi còn nhỏ.
DẠY TRẺ BIẾT LÀM VIỆC NHÀ
1. Làm việc nhà
Làm thế nào để bảo trì và sửa chữa các hạng mục khác nhau của ngôi nhà, bao gồm hệ thống ống nước, thiết bị điện, thiết bị sưởi ấm và làm mát, sơn, lợp, cắt, và nhiều hơn nữa. Nắm vững công việc và phương pháp để bảo trì cơ bản, và biết khi nào nên gọi một chuyên gia để giúp đỡ.
2. Cách vệ sinh
Nhiều người lớn không dạy con học cách giao đồ giặt, dọn phòng, giữ nhà ngăn nắp và thực hiện vệ sinh hàng tuần và hàng tháng. Đừng để trẻ em không biết làm những điều này.
3. Dạy cách tổ chức, sắp xếp
Hãy để con bạn học cách đặt các tập tin, cách để sử dụng sắp xếp đồ vật, cách thiết lập quy trình làm việc và cách tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng.
Vivian (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)