Đôi khi chỉ một bữa ăn cũng có thể thay đổi sự nghiệp của một ai đó. Những cũng có người vì không biết uống rượu nên bị loại ra, tài năng không được đánh giá cao. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu văn hóa rượu trên bàn ăn.
Tiểu Lâm là một người chủ động làm việc trong công ty, chính vì sự thông minh nên anh được cấp trên quý trọng. Một lần, ông chủ của anh, ông Vương, đưa Tiểu Lâm đi ăn tối để tiếp đối tác quan trọng của công ty. Tiểu Lâm đương nhiên vui vẻ đồng ý công việc tốt như vậy, trong đầu đã vạch ra kế hoạch để lại ấn tượng tốt đẹp sâu sắc với lãnh đạo, tạo tiền đề cho sự thăng tiến trong tương lai của mình.
Tại bàn ăn, ông Vương với tư cách là người chủ trì đã chủ động rót rượu cho mọi người trên bàn, không khí dần dần trở nên ấm áp hơn. Trước khi nâng cốc chúc mừng, Tiêu Lâm đã chủ động cầm ly rượu lên, đứng dậy nói: Tôi là Tiểu Lâm, thành viên mới của bộ phận kinh doanh, tôi muốn nhân cơ hội này để nâng cốc chúc mừng các lãnh đạo và hy vọng các sếp sẽ chiếu cố mình. Mọi người trong bàn nhất thời khó xử, không biết phải trả lời thế nào. Lão Vương ở bên cạnh, nhanh chóng ra hiệu cho Tiểu Lâm ngồi xuống.
Sau bữa ăn, ông Vương đã bảo Tiểu Lâm rằng anh sẽ không tham gia dự án này với đối tác nữa. Vốn là một cơ hội rèn luyện tốt, nhưng đáng tiếc vì không hiểu nội quy bàn rượu nên đã ảnh hưởng đến công việc của mình. Trong trường hợp như vậy, sự nhiệt tình của Tiểu Lâm đã gây ra tai họa lớn và anh rất hối hận.
Khi nâng ly chúc mừng người lãnh đạo, nếu sai cách thì sẽ rất vô ích, hãy làm “4 trước, 4 sau” và mọi người sẽ khen ngợi bạn.
Để người lãnh đạo phát biểu trước, sau đó lần lượt chọn cơ hội để nâng cốc chúc mừng người lãnh đạo
Thông thường, quy tắc tại bàn rượu là chủ nhân sẽ nâng cốc trước, sau đó cấp phó sẽ nâng cốc, sau đó khách mời sẽ nâng ly đáp lại. Sau khi tuyên bố lý do của bữa tiệc, mọi người bắt đầu nâng cốc chúc mừng nhau. Khi người lãnh đạo phát biểu và nâng ly xong, nên chọn thời điểm thích hợp để nâng ly từng người một tùy theo vị trí của mình.
Chúc mừng người có chức vụ cao hơn trước
Trên bàn tiệc, bạn nên nâng cốc chúc mừng người có chức vụ cao hơn trước. Bất cứ ai đến từ cấp trên, bất kể chức vụ của họ, đều phải được đối xử lịch sự. Đây là một dấu hiệu của sự tôn trọng và việc lịch sự với người khác không có gì lạ. Chỉ khi nắm vững trình tự nghiêm ngặt, bạn mới có thể tránh làm mất lòng người khác chứ đừng nói đến việc đặt mình vào tình huống xấu hổ.
Nâng ly chúc mừng khách trước, lãnh đạo nội bộ sau
Khi nâng ly, có quy tắc phải nâng ly chúc mừng những vị khách bên ngoài trước, sau đó là những người lãnh đạo nội bộ. Hiếu khách là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Dù bạn ở đâu, bất kể địa vị của bạn là gì, bạn nên đối xử lịch sự để thể hiện sự tôn trọng và mến khách.
Nâng ly với người lớn trước, sau đó trẻ, phụ nữ trước, nam giới sau
Khi mọi người trong bàn đều có địa vị như nhau, thật khó để phân biệt ai hơn ai kém. Lúc này, chúng ta nên đối xử với họ theo phép xã giao truyền thống. Tôn trọng người lớn tuổi trước, tôn trọng người trẻ hơn, tôn trọng quý cô trước, tôn trọng khách nước ngoài trước, sau đó là khách trong nước. Đây là một nghi thức quốc tế phổ biến và sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề lớn nào. Theo thứ tự này, dù có sai sót cũng có thể hiểu được và không làm mất lòng người khác.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)