1. Người có tính cách cực đoan: Tranh cãi với họ, bạn không bao giờ thắng
"Đâm lao phải theo lao" - câu này dùng để miêu tả người cực đoan là chính xác nhất. Những gì họ đã quyết tâm, dù có kéo 9 con bò cũng không lay chuyển được. Giảng đạo lý với họ chẳng khác nào "đàn gảy tai trâu".
Có một ông lão họ Vương ở một khu chung cư chính là điển hình. Ông ta khăng khăng cho rằng hàng xóm tầng trên "cố ý giậm chân gây ồn", ngày nào cũng chặn cửa nhà người ta để lý sự. Hàng xóm đưa ra camera giám sát để chứng minh mình vô tội, ông ta lại gào lên: "Camera là giả hết! Mày cố tình hại tao!". Gọi cảnh sát, nhờ ban quản lý can thiệp đều vô dụng, cuối cùng hàng xóm đành phải chuyển nhà.
Người xưa nói "không đụng tường thì không chịu quay đầu", nhưng người cực đoan dù có đụng tường cũng sẽ phá tường đi tiếp. Xung đột với họ, bạn chẳng bao giờ chiếm được lợi thế.
Bạn đưa ra bằng chứng, họ bảo bạn "làm giả". Bạn kiên nhẫn giải thích, họ chửi bạn "có tâm địa xấu".
Cách đối phó: Bạn đừng cố thay đổi họ và cũng dừng kích động bằng lời nói. Tránh xa mới là cách bảo toàn an toàn nhất.
2. Người không kiểm soát được cảm xúc: Cơn giận của họ có thể thiêu rụi bạn
"Sáng nắng chiều mưa, thất thường như thời tiết" chính là kiểu người này. Lúc trước còn vui vẻ, phút sau đã nổi cơn thịnh nộ. Giao tiếp với họ giống như đi trên bãi mìn.
Có một người đã gặp phải tình huống như vậy. Một lần đỗ xe, anh lùi xe hơi chạm nhẹ vào chiếc xe bên cạnh. Chủ xe là một người đàn ông trung niên, đáng lẽ chỉ cần xin lỗi và báo bảo hiểm là xong. Nhưng đối phương bỗng nổi giận, cầm cờ lê định đập xe. Người này hoảng sợ phải gọi cảnh sát, cuối cùng tuy giải quyết được nhưng để lại ám ảnh tâm lý.
Người xưa nói "giận quá mất khôn", người không kiểm soát được cảm xúc khi nổi giận thậm chí không kiềm chế được chính mình. Họ có thể bị kích động chỉ vì một câu nói, một ánh mắt, thậm chí làm chuyện cực đoan. Như những vụ ẩu đả, thậm chí giết người trên báo chí, đều là hậu quả của việc mất kiểm soát cảm xúc.
Cách đối phó: Đừng "đổ thêm dầu vào lửa". Dù có lý, đừng tranh cãi nhất thời. Bạn nên ổn định tâm trạng đối phương trước, tìm cơ hội rút lui. Đây mới là cách bảo vệ bản thân khôn ngoan.
3. Người không có giới hạn: Vướng vào họ chỉ khiến bạn tự hạ thấp mình
"Người không biết xấu hổ thì vô địch thiên hạ", câu này dành cho người không có nguyên tắc. Họ không có đạo đức, không có tiêu chuẩn, vì mục đích không từ thủ đoạn. Xung đột với họ chỉ khiến bạn tự làm bẩn tay mình.
Có một người từng gặp phải người hàng xóm như vậy. Họ chất đống đồ đạc ở hành lang, không chỉ gây cản trở mà còn nguy hiểm. Dù đã khuyên nhẹ nhàng nhưng hàng xóm liền chửi bới: "Đây là khu vực chung, tao thích chất gì thì chất!". Báo với quản lý tòa nhà, hàng xóm liền vứt rác ngay trước cửa nhà người này.
Người xưa nói "người không biết xấu hổ thì không gì làm không được", giảng đạo lý với họ chẳng khác nào "nước đổ đầu vịt". Họ dùng những cách tiểu nhân nhất để đối phó như ăn vạ, bịa chuyện, trả thù…
Cách đối phó: Đừng cố "cảm hóa" họ. Lưu giữ bằng chứng, tìm sự giúp đỡ từ pháp luật hoặc bên thứ ba. Hạn chế tiếp xúc, đừng để bị kéo vào vũng bùn của họ.
Trong cuộc sống, luôn có những "người xấu, chuyện xấu". Đối mặt với họ, tránh né không phải là hèn nhát, mà là tỉnh táo, không tranh cãi không phải là thiếu lý lẽ, mà là trí tuệ. Từ nay về sau, hãy tránh xa những kẻ chỉ biết hút cạn năng lượng của bạn, giữ gìn cảm xúc và cuộc sống của chính mình. Đó mới là cách bạn chịu trách nhiệm cao nhất cho bản thân!
Diệu Hạnh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)