Hãy lấy câu nói “Thà thử quan tài của người khác còn hơn đi giày của người khác” làm ví dụ. Khi mới nghe, bạn có thấy nó có vẻ bí ẩn không? Một chiếc quan tài đã xui xẻo đến thế, làm sao có thể so sánh với đôi giày được? Chúng ta cần phải thảo luận về những chi tiết ở đây.
Câu này không khó hiểu theo nghĩa đen, đó là: "Tôi thà thử quan tài của người khác còn hơn đi thử giày của người khác". Tại sao người dân quê lại có những điều kiêng kỵ như vậy? Đối với người hiện đại ngày nay mà nói, chẳng phải quan tài còn cấm kỵ hơn giày sao? Vì sao tổ tiên lại truyền lại những lời này?
Người xưa thường chuẩn bị trước một chiếc quan tài cho mình khi về già, cách làm này thực ra cho thấy người xưa đã sớm có quan niệm xem nhẹ sống chết, và hiểu đạo lý thiên nhân hợp nhất. Trong quan điểm của người xưa, quan tài là điềm lành, đặc biệt nếu bạn mơ thấy quan tài thì rất có thể sắp gặp may mắn. Đối với người xưa, quan tài là "điểm đến" cuối cùng của cuộc đời. Giàu có hay nghèo nàn đến đâu thì cuối đời cũng phải dùng đến vật dụng này.
Đồng thời, trong quan niệm trước đây, quan tài còn ngụ ý là “thăng quan tiến chức”, có thể thu hút của cải, bổng lộc. Hiện nay có nhiều nhà kinh doanh còn đặt một chiếc quan tài nhỏ như vật trang trí phong thủy trong công ty hay cửa hàng, với hy vọng thu hút nhiều tiền tài.
Vai trò của quan tài trong đời sống của người xưa đã được làm rõ. Vậy tại sao người ta kiêng kỵ thử giày của người khác?
Khác với suy nghĩ của người hiện đại, người xưa cho rằng giày dép vốn dĩ là vật không sạch sẽ, đặc biệt là giày của người khác mang lại càng không may mắn. Vì điều kiện sống quá thiếu thốn mà giày là vật ôm sát cơ thể, một khi đi giày bị nấm da chân thì virus trên giày của người khác sẽ lây sang cho mình.
Ở thời hiện đại có bệnh truyền nhiễm và thuốc men, thời cổ đại không có điều kiện y tế tốt như vậy nên người xưa rất kiêng kỵ đi giày của người khác. Tất cả đều xuất phát từ ý thức bảo vệ an toàn của bản thân.
Ngoài ra, người xưa quan niệm rằng giày của ai thì tượng trưng cho “cái gốc” của người đó. Nếu bạn thản nhiên cho người khác mượn giày của mình, tương đương với việc bạn trao “cái gốc” dưới chân mình cho người khác, trộn lẫn hỗn tạp như vậy thường không mang lại may mắn cho bạn.
Những câu nói và tục ngữ cổ này có vẻ đơn giản và dễ hiểu, nhưng thực chất chúng là những bài học và kinh nghiệm mà tổ tiên chúng ta đã đúc kết từ cuộc sống của họ. Chúng giống như những biển báo nhỏ, nhắc nhở chúng ta những điều cần chú ý trong cuộc sống và cách hòa đồng với người khác. Mặc dù thời đại đã thay đổi và nhiều thứ đã khác trước, nhưng những chân lý chứa đựng trong những câu nói xưa này sẽ không bao giờ lỗi thời.
Trong khi tận hưởng sự tiện lợi của cuộc sống hiện đại, chúng ta không nên quên đi trí tuệ mà tổ tiên đã truyền lại. Nghe những câu nói cổ này thường xuyên hơn có thể giúp chúng ta tránh được nhiều sai lầm! Mỗi khi nghe một câu nói dân gian nào đó trong tương lai, chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ, vì chúng có thể chứa đựng ý nghĩa thực sự của cuộc sống!
Minh Thanh (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)