Con hươu cao cổ 'lùn' này được đặt tên là Gimil, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra Gimil ở Uganda vào năm 2015. Khi đó, nó gặp vấn đề về tỷ lệ cơ thể không phù hợp.
Một con hươu cao cổ khác nữa có tên là Nigel, cũng xuất hiện trong một trang trại tư nhân ở Namibia. Các nhà khoa học sau đó bắt đầu chụp ảnh thường xuyên để theo dõi sự thay đổi chiều cao của hai con hươu cao cổ. Một nghiên cứu so sánh cho thấy nguyên nhân khiến hai con hươu cao cổ này lùn đi một cách bất thường là do chúng mắc chứng "lùn", tức là tầm vóc thấp bé do xương kém phát triển.
1. Nguồn gốc hươu cao cổ Hươu cao cổ mệnh danh là loài động vật có chiếc cổ dài nhất giống y tên gọi của chúng. Hình ảnh hươu cao cổ vô cùng thân thuộc với con người nhất là với các em nhỏ. Những chú hươu cao cổ được làm thành đồ chơi, gấu bông hay cả trong những bộ phim hoạt hình. Hươu cao cổ có tên tiếng anh khoa học là Giraffa. Loài hươu cao cổ thuộc dòng động vật có vú và thuộc bộ móng Guốc chẵn. Hươu cao cổ được tìm thấy, miêu tả và đặt tên bởi Brisson vào năm 1762. Hươu cao cổ được là loài động vật ăn cỏ có kích thước lớn nhất. Trong họ hươu cao cổ có khoảng 11 loài, tuy nhiên đã có khoảng 7 loài bị tuyệt chủng từ thời tiền sử. 2. Đặc điểm của con hươu cao cổ Hươu cao cổ là loài động vật ăn cỏ di chuyển bằng 4 chân. Cơ thể của chúng rất săn chắc, cao lớn – xếp vào dòng những loài động vật cao nhất của thế giới. Một chú hươu cao cổ trưởng thành có chiều cao lên đến 4.8 – 5.5 mét, cân nặng của chúng dao động khoảng 1.300kg đối với hươu đực. Hươu cao cổ cái chỉ nặng khoảng 800 – 850kg. Chú hươu cao cổ nặng nhất thế giới có cân nặng là 2.000kg và cao 5,87 mét. Hươu cao cổ có phần thân săn chắc, chiếc cổ cao – dài hơn so với tỷ lệ phần thân của chúng. Chiếc đầu nhỏ hơn so với tỷ lệ thân hình của chúng rất nhiều. Phần mõm của hươu cao cổ dài và nhọn. Hàm chắc khỏe, răng hàm và răng cửa của chúng rất phát triển và cứng. Mắt to và có mi mắt có thể đóng mở mắt liên tục. Đôi tai có kích cỡ trung bình và hơi vểnh lên. Trải dọc phần cổ của chúng là một chiếc bờm gần giống với chiếc bờm của những chú ngựa. 4 chân của hươu cao cổ rất khỏe và chia thành những móng guốc lớn. Đuôi dài và có lông ở phía cuối. Phần cổ của những chú hươu có thể dài đến 2.4m. Toàn thân của những chú hươu cao cổ được bao phủ bởi những đốm màu không đều. Màu sắc xen kẽ nhau giữa màu vàng, đen và được phân chia bởi màu trắng, trắng sữa hoặc vàng nâu. Trên lớp da là một lớp lông mỏng bao phủ toàn bộ cơ thể. 3. Hươu cao cổ ngủ như thế nào? Sở hữu một chiếc cổ dài quá cỡ so với cơ thể, vì vậy, hươu cao cổ thường rất vất vả trong khi ngủ, cũng như uống nước. Theo nghiên cứu từ những chuyên gia, hươu cao cổ là loài động vật có thời gian ngủ ít nhất trên thế giới. Trung bình, 1 ngày chúng chỉ ngủ khoảng 20 đến 30 phút. Khi còn nhỏ, hươu thường gập chân dưới phần thân và đặt phần đầu lên lưng khi ngủ. Tuy nhiên, khi trưởng thành, loài hươu thường có tư thế ngủ đứng. Lúc này, chúng thường rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mơ để cảnh giác những mối nguy hiểm xung quanh. 4. Hươu cao cổ có bao nhiêu đốt sống cổ Nghe có vẻ rất vô lý, tuy nhiên, sự thật thì loài hươu cao cổ chỉ có 7 đốt sống cổ. Đây là đặc điểm chung của tất cả các loài động vật có vú như: Hổ, báo, hươu cao cổ,… và ngay cả con người cũng vậy.
Theo như phân tích từ các chuyên gia, việc kích thước cũng như chiều dài hoàn toàn không làm biến đổi về số đốt sống cổ của loài hươu. 5. Tập tính Sinh sản ở hươu cao cổ Hươu cao cổ là loài sinh sản bằng hình thức đẻ con và phải có sự giao phối giữa con đực và con cái. Thời gian mang thai của hươu cao cổ cái là khá dài, thường phải mất từ 400 – 460 ngày thì hươu cao cổ con mới được sinh ra. Hươu cao cổ khi sinh con thường gặp bất lợi do đôi chân quá dài – có những trường hợp hươu con bị chết do bị rơi với độ cao quá lớn. Hươu con sau khi sinh ra đã có hình dáng cơ thể giống với hươu trưởng thành. Những chú hươu cao cổ con khi sinh ra đã cao đến 1.7 mét. Chỉ sau khoảng vài giờ sinh, những chú hươu cao cổ con có thể tự đi được và chạy xung quanh khu vực sống. Hươu cao cổ cái bắt đầu chu kỳ sinh sản khi chúng được khoảng 5 tuổi, con đực khoảng 8 tuổi. 6. Môi trường sống của hươu cao cổ Môi trường sống lý tưởng của những chú hươu cao cổ chính là ở những đồng cỏ thảo nguyên và các khu rừng cây. Chúng là dòng sống thành từng bầy đàn, chúng thường sống thành nhóm khoảng 8 – 10 con và giao tiếp cùng với nhau thông qua các tiếng kêu. Hươu cao cổ là loài di cư, bởi khi mùa mưa lượng thức ăn dồi dào, tại hầu hết các đồng cỏ, thảo nguyên các bạn đều dễ dàng bắt gặp những chú hươu cao cổ đang ăn lá cây. Khi đến mùa khô, chúng thường có xu hướng di chuyển đến các khu rừng cây bụi, rừng rậm mở…. Hươu cao cổ được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Nam Phi, rải rác từ khu vực miền tây cho đến miền đông của châu Phi. Tại các châu lục khác cũng có xuất hiện hươu cao cổ nhưng số lượng không nhiều. 7. Hươu cao cổ ăn gì? Hươu cao cổ là loài động vật chuyên ăn thực vật. Chúng có đặc điểm ăn giống với trâu, bò… đó chính là thói quen nhai lại. Thức ăn sau khi đã xuống đến dạ dày, chúng có thể ợ lên miệng để nhai lại rồi mới tiếp tục tiêu hóa. Hươu cao cổ có thể ăn được cả thực vật dưới đất và thực vật thân cao. Thức ăn yêu thích của chúng chủ yếu là cỏ và lá cây. Khi vào mùa hanh khô, số lượng lá cây ít đi chúng có thể ăn được cả vỏ cây. Hươu cao cổ là loài động vật có kích thước cơ thể lớn, điều này khiến cho lượng tiêu thụ thức ăn trong ngày của chúng là vô cùng cao. Trung bình, một ngày hươu cao cổ có thể tiêu thụ khoảng 34kg lá cây. |
Hồ Yên (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)