1. Trì hoãn việc đầu tư
Bạn càng bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, bạn càng tích lũy được nhiều và hưởng lợi từ lãi suất kép. Tất cả chúng ta đều biết rõ điều này nhưng không phải ai cũng làm được.
Những người luôn trì hoãn việc tiết kiệm cho mục đích đầu tư luôn đưa ra các lý do để lùi thời điểm họ bắt đầu làm việc này. Nếu câu “Kể từ tháng sau mình sẽ tiết kiệm” quá quen thuộc với bạn. Thì giờ đã đến lúc thay đổi nó đi rồi đấy.
2. Không lên kế hoạch cho việc tiết kiệm
Nếu bạn tiêu hết số tiền lương mình khó nhọc kiếm được mà chẳng để ra chút nào mỗi tháng phòng khi bất trắc hoặc bạn chi tiêu quá tay bằng thẻ tín dụng, bạn dễ gặp nhiều rắc rối về tài chính sau này. Bạn cần cải thiện thói quen này bằng cách trả hết nợ thẻ tín dụng và nên có kế hoạch sử dụng tiền lương hợp lý. Hãy nhớ rằng cuộc sống không ai biết trước chuyện gì có thể xảy ra và hãy có khoản dự phòng cho những gì đến bất ngờ.
3. Rút tiền từ tài khoản tiết kiệm
Rút tiền từ tài khoản tiết kiệm cũng là 1 trong 5 thói quen dùng tiền khiến bạn không bao giờ giàu. Vì đã có không ít người sẵn sàng rút tiền tiết kiệm bất cứ khi nào có nhu cầu nảy sinh. Và họ không thấy băn khoăn gì vì cho rằng đó chính là mục đích của việc tiết kiệm (để dành tiền cho khi nào cần tới).
Tuy nhiên, nếu bạn rút tiền kiểu như vậy thì chẳng mấy chốc sẽ chẳng còn khoản dự trữ nào. Thay vào đó, hãy thử tạo hai tài khoản tiết kiệm, một gửi vào tài khoản lãi cao cho nhiều năm về sau, một là tài khoản tiết kiệm cho những tình huống khẩn cấp trong thời hiện tại.
4. Đầu tư khoản còn lại
Nhiều người trang trải mọi chi phí trước, sau đó còn bao nhiêu mới để dành tiết kiệm hay đầu tư. Thế nhưng có một sự thật là cách này không đúng. Bạn phải có một danh sách các chi phí thường xuyên trước và ấn định sẵn một khoản tiết kiệm cố định mỗi tháng. Chẳng hạn, nên chuyển ngay vào tài khoản tiết kiệm 20% thu nhập và trang trải chi phí cần thiết với 80% còn lại.
5. Nghĩ rằng còn lâu mới nghỉ hưu
Khi bạn bắt đầu đi làm và ở độ tuổi 20, nghỉ hưu là điều gì đó quá xa vời. Nhưng những năm vàng để tiết kiệm và đầu tư chính là khi bạn ở tuổi đôi mươi và nhờ đó bạn hoàn toàn được thảnh thơi sau này. Nên nghĩ đến việc bạn muốn được nghỉ hưu như thế nào ngay khi nhận được kỳ lương đầu tiên. Hãy trò chuyện với bố mẹ hay nhà tư vấn tài chính để học hỏi cách tiết kiệm và đầu tư. Việc này sẽ giúp bạn định hướng cho tương lai có và có khoản dành dụm ngay từ ngày đầu tiên kiếm được tiền.
VD (TH - WTT/nld.com.vn)