"Một canh … hai canh … lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành". Chẳng biết từ bao giờ, người Việt đã sử dụng canh để làm "thước đo" thời gian. Vậy 1 canh giờ là mấy tiếng? Canh ba là mấy giờ? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời bạn nhé!
Canh giờ là gì? 1 canh giờ là mấy tiếng?
Canh giờ là một cách gọi tên thời gian vào ban đêm. Người xưa thường tính canh giờ từ 19 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau. Trong đó 1 canh giờ được quy định là 2 giờ đồng hồ.
Và theo cách tính canh giờ như trên ta sẽ có 5 canh giờ cụ thể như sau:
Canh 1: Bắt đầu từ 19 giờ tối đến 21 giờ, tức là giờ Tuất
Canh 2: Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya cùng ngày, tức là giờ Hợi
Canh 3: Từ 23 giờ khuya ngày hôm trước đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, tức là giờ Tý
Canh 4: Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, tức là giờ Sửu
Canh 5: Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, tức là giờ Dần
Canh ba là mấy giờ?
Chắc hẳn đã đôi lần bạn nghe đến câu nói "giờ Tý canh 3" rồi đúng không? Vậy canh 3 là mấy giờ? Từ những chia sẻ trên, có thể thấy rằng canh ba chính là từ 23 giờ đêm ngày hôm trước đến 1 giờ sáng ngày hôm sau và khoảng thời gian này chính là giờ Tý. Vậy nên mới xuất hiện câu nói "giờ Tý canh 3" là vì vậy.
Một số cách tính thời gian khác của thời xưa
Bên cạnh cách tính giờ bằng canh, người ta còn tính thời gian bằng khắc hoặc tính theo con giáp. Dưới đây mời bạn tham khảo thêm một số cách tính thời gian của người xưa nhé.
Cách tính thời gian bằng khắc
Nếu canh là cách tính thời gian vào ban đêm thì khắc được hiểu là cách gọi tên thời gian vào ban ngày. Một khắc được tính bằng 2 giờ 20 phút đồng hồ. Người ta tính khắc bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc vào 19 giờ tối cùng ngày. Mỗi 1 ngày sẽ có 6 khắc và được tính cụ thể như sau:
Khắc 1: Được tính từ 5 giờ sáng đến 7 giờ 20 phút
Khắc 2: Được tính từ 7 giờ 20 phút đến 9 giờ 40 phút
Khắc 3: Được tính từ 9 giờ 40 phút sáng đến 12 giờ trưa
Khắc 4: Được tính từ 12 giờ trưa đến 14 giờ 20 phút
Khắc 5: Được tính từ 14 giờ 20 phút đến 16 giờ 40 phút
Khắc 6: Được tính từ 16 giờ 40 phút đến 19h tối
Cách tính thời gian theo 12 con giáp
Bên cạnh cách tính thời gian vào ban đêm bằng canh, ban ngày bằng khắc thì các bậc tiền nhân xưa cũng tính giờ theo thập nhị địa chi 12 con giáp với những quy ước nhất định. Theo cách tính này thì giờ chính Ngọ là 12 giờ trưa, giờ chính Tý là 12 giờ đêm. Từ đó, suy ra các giờ còn lại. Cứ 2 giờ đồng hồ tương ứng với một con giáp.
Cụ thể, cách tính giờ theo 12 con giáp được tính như sau:
Giờ Tý: Bắt đầu tính từ 23 giờ khuya ngày hôm trước đến 1 giờ sáng ngày hôm sau.
Giờ Sửu: Bắt đầu tinh từ 1 giờ sáng, kết thúc vào 3 giờ sáng
Giờ Dần: Bắt đầu tính từ 3 giờ, kết thúc vào 5 giờ sáng
Giờ Mão: Bắt đầu từ 5 giờ sáng, kết thúc vào 7 giờ sáng
Giờ Thìn: Bắt đầu tính từ 7 giờ, kết thúc vào 9 giờ
Giờ Tỵ: Bắt đầu tính từ 9 giờ, kết thúc vào 11 giờ trưa
Giờ Ngọ: Bắt đầu tính từ 11 giờ trưa, kết thúc vào 13 giờ
Giờ Mùi: Bắt đầu tính từ 13 giờ, kết thúc vào 15 giờ
Giờ Thân: Bắt đầu tính từ 15 giờ, kết thúc vào 17 giờ
Giờ Dậu: Bắt đầu từ 17 giờ, kết thúc vào 19 giờ
Giờ Tuất: Bắt đầu từ 19 giờ, kết thúc vào 21 giờ
Giờ Hợi: Bắt đầu từ 21 giờ, kết thúc vào 23 giờ.
Mong rằng những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp bạn biết được 1 canh giờ là mấy tiếng, canh ba là mấy giờ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Hoàng Mai (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)