Một người có tính cách đơn giản và không sắc sảo
Để trở thành một nhà lãnh đạo cần có sự hấp dẫn tự nhiên. Nhìn chung, những người có tính cách vui vẻ và kỹ năng xã hội tốt sẽ phù hợp hơn với vai trò lãnh đạo.
Bạn giỏi giao tiếp thì việc kết nối giữa các bộ phận, các phòng ban không có vấn đề gì, bạn có thể chủ động phấn đấu vì quyền và lợi ích của công ty mà không làm mất lòng người khác.
Những người có tính cách tiêu cực, suy nghĩ đơn giản, không sắc sảo rất dễ làm mất lòng người, khiến mọi người khó chịu trong công việc. Những người lãnh đạo này có thể dễ dàng khiến nhân viên ở dưới bất an, không tập trung và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc.
Vì vậy, những người có loại tính cách này không thích hợp làm quản lý, nếu có làm lãnh đạo thì mọi người trong bộ phận đều sẽ rời đi.
Những người sợ hãi mọi thứ và không dám khẳng định ý kiến của mình
Nói chung, về quản lý, mỗi tuần sẽ có 1-2 cuộc họp quản lý cấp cao, nếu bạn sợ hại mọi thứ và không dám khẳng định ý kiến và cái tôi của mình thì những người khác trong ban lãnh đạo coi bạn như một “quả hồng mềm”. Trong bộ phận, cấp dưới cảm thấy bạn không đấu tranh vì lợi ích của bộ phận và coi thường bạn.
Trên thực tế, khi đối mặt với những khúc mắc, mâu thuẫn trong công việc, làm thế nào để thương lượng và giải quyết vấn đề. Cuối cùng đạt được một hướng giải quyết mà đôi bên cùng có lợi, hoặc một kết quả mà cả hai bên đều cảm thấy tốt thì người lãnh đạo cần phải có những kỹ năng nhất định, rất khó để thực hiện bước này.
Vì sợ làm mất lòng mọi người nên bạn không dám từ chối khi người khác đưa ra những yêu cầu vô lý, không dám bảo vệ ý kiến của mình, dẫn tới những hệ lụy khiến nhân viên chán nản, ban lãnh đạo không đề cao bạn.
Thiếu cái nhìn tổng thể
Tôi nhớ rằng "sự kiện lớn" đầu tiên mà tôi nhận lời làm quản lý là hội chợ tuyển dụng nhân tài ngoại tuyến thường niên. Với tư cách là nhà tổ chức, chúng tôi phải làm tốt công tác lập kế hoạch tổng thể, cho đến chuẩn bị tài liệu (tờ rơi quảng cáo, bàn ghế…), cũng như việc phân bổ nhân sự, địa điểm, giá thuê… đều phải được lên kế hoạch kỹ lưỡng.
Nếu một người không có cái nhìn tổng thể, anh ta không đủ năng lực để làm những điều này.
Điều đáng sợ là cuối cùng sự kiện diễn ra đầy sai sót, khi xảy ra sự việc thì đã quá trễ để giải quyết tình huống khẩn cấp tại chỗ, toàn bộ sự kiện sẽ trở nên hỗn loạn và không có kế hoạch để đối phó với các trường hợp khẩn cấp.
Thứ hai, nếu không có cái nhìn tổng thể thì dễ dẫn đến việc phân bổ nhân sự, công việc cho các phòng ban không tốt, dẫn tới sự hỗn loạn, tâm lý chống đối, chán nản đến từ nhân viên. Điều quan trọng nhất trong quản lý là “sự phối hợp và cân đối giữa các phòng ban”, điều này sẽ giúp phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân, bộ phận, giúp công ty phát triển toàn diện. Hầu hết những người có thể ngồi ở vị trí lãnh đạo trong một thời gian dài đều làm công việc một cách cẩn thận và toàn diện, tổng thể.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)