Người xưa thường nói: “Người hiền lành dễ bị bắt nạt, ngựa hiền lành dễ bị cưỡi”. Câu nói này nghe chua xót, nhưng lại là sự thật phũ phàng trong cuộc sống.
Trong đời, luôn có những kẻ thích “bắt nạt kẻ yếu”. Bạn nhẫn nhịn, họ càng lấn tới; bạn rụt rè, họ càng được nước. Nhưng đừng lo, hãy ghi nhớ 5 thói quen sau để “khắc ghi sự cứng rắn” lên trán, người khác tự khắc sẽ nể sợ bạn.
1. Khi bị người khác bắt nạt, hãy phản kháng ngay lập tức
Khi bị cố tình hãm hại, “phản kháng ngay” hiệu quả gấp 100 lần “tính sổ sau”. Người ta dám bắt nạt bạn, thực chất là đang thăm dò giới hạn của bạn.
Không cần phản ứng quá gay gắt, quan trọng là để đối phương hiểu: “Tôi không thích gây sự, nhưng cũng không sợ chuyện. Bắt nạt tôi sẽ phải trả giá”. Dù chỉ là nói một câu: “Cách nói chuyện của anh khiến tôi khó chịu”, cũng tốt hơn là nuốt giận vào trong. Bởi thái độ của bạn càng mơ hồ, người khác càng lấn tới.
2. Bỏ ngay những cử chỉ tiết lộ sự yếu đuối
Những “cử chỉ nhỏ” như ngồi thu lu trong cuộc họp, không dám phát biểu, đưa đồ tay run rẩy… đều khiến người khác nghĩ “người này dễ bắt nạt”.
Bởi vậy, bạn hãy bỏ ngay những cử chỉ đó. Hãy học cách đi đứng thẳng lưng, nói năng tự tin, không tránh ánh mắt đối phương. Những chi tiết này sẽ nâng cao “chỉ số không dễ bắt nạt” của bạn. Thực tế là người khác bắt nạt bạn, thường bắt đầu từ việc “trông bạn dễ bắt nạt”.
3. Có chính kiến riêng
Thực ra, người không có chính kiến giống như đất sét, muốn nặn thế nào cũng được. Muốn thoát khỏi cảnh bị bắt nạt, hãy nhớ ba chữ: “Dám từ chối”.
Ví dụ, khi bạn bị người khác nói xấu sau lưng, thì hãy hỏi lại “Ý anh là gì?”. Họ hàng can thiệp chuyện nhà nhà, thì hãy khẳng định ngay: “Đây là việc của tôi, không cần anh lo”.
Chính kiến của bạn càng rõ, người khác càng hiểu “bắt nạt bạn không có lợi”. Bởi kẻ không biết mình muốn gì, đương nhiên dễ bị người khác xỏ mũi.
4. Biết tích lũy sức mạnh đúng lúc
Trong công việc, “chiến thuật tích lũy” rất hữu ích. Sếp cố tình gây khó, đừng cãi nhau, hãy hoàn thành nhiệm vụ thật tốt, đồng thời học hỏi thêm kỹ năng. Khi đủ năng lực, thăng chức hoặc nhảy việc, để họ phải ngước nhìn.
Cuộc sống cũng vậy. Ví dụ hàng xóm vô lý, đừng mất công cãi vã, sống tốt đời đẹp đạo, để họ ghen tức mà không làm gì được. Hãy nhớ, “nhún nhường” lúc cần thiết là để chuẩn bị cho một cú đánh mạnh hơn.
5. Học cách “không hứng chịu”
Bạn có gặp kiểu người “một câu là nổi giận” không? Đồng nghiệp chê “năng lực kém”, họ bực cả ngày, bạn bè trêu “mập quá”, họ lập tức nổi điên.
Kiểu người này thực chất đang tự hứng “phi tiêu cảm xúc” của người khác, khiến đối phương càng thích trêu chọc. Người thực sự mạnh mẽ biết cách “không hứng chịu”. Ví dụ như bị chê bai, thì hãy coi như gió thoảng, bị khiêu khích, xem như trò hề.
“Không hứng chịu” là không để cảm xúc người khác điều khiển mình, dùng sự điềm tĩnh để hóa giải xung đột. Khi đối phương thấy “bắt nạt bạn không vui”, họ sẽ tự động dừng lại.
Diệu Hạnh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)