Ghé thăm vườn sầu riêng của O Huyền tại huyện Cư M'gar - Đắc Lắk, điều đầu tiên đập vào mắt là vườn của O Huyền rất đẹp, dàn lá rất lực, tươi xanh, quả lúc lỉu trên cành. Trước khi về Đắc Lắk, O Huyền từng nhiều lần “chìm nổi” thất bại trong kinh doanh khi 2 lần khởi nghiệp và 2 lần phá sản. Năm 2019 khi trắng tay thêm một lần nữa, O Huyền quyết định rời thành phố về Đắc Lắk tìm cuộc sống yên bình, trồng và chăm sóc sầu riêng.
Vườn sầu riêng do Thái Huyền một tay gầy dựng.
“Mình thích cuộc sống ở quê từ trước đó nên dự tính sau này về đây ở khi đủ tự do tài chính. Tốt nghiệp QTKD và Luật thương mại, mình làm xuất nhập khẩu cho một công ty nước ngoài với mức lương hậu hĩnh nhưng luôn muốn được kinh doanh. Năm 2013 mình quyết định bước ra kinh doanh riêng. Với kinh nghiệm dày dặn từ những năm trong tập đoàn nước ngoài nên mình nhanh chóng đạt được những thành công ngoài mong đợi. Và cái gì nhanh quá cũng nhanh tàn. Ngựa non háu đá nên chưa đến 1 năm mình đã nhận trái đắng.
Năm 2016 gây dựng thị trường nội địa bởi xuất khẩu khó khăn quá thì mình phục vụ 100 triệu người dân trong nước. Hồi còn đi học đã xây dựng và nhen nhóm được mảng sầu riêng sạch, chín rụng tự nhiên. Nhưng khi ra trường cuốn mình vào guồng công việc, thành công đến nhanh nên tạm gác lại giấc mơ phục vụ đồng bào. Năm 2018 mở cửa hàng sầu riêng ở Hà Nội nhưng do thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành nên một lần nữa mình vỡ nợ. Năm 2019 mình quyết định về Đắk Lắk để bắt đầu lại cũng chính từ cây sầu riêng”, O Huyền nói.
Tuy nhiên, bỏ phố về quê chưa bao giờ dễ dàng với bất cứ ai, O Huyền bảo với một người từng quen mặc đẹp, thu nhập cao, mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu thì cuộc sống ở quê không bao giờ dễ dàng khi chỉ ra nắng một chút là mình nhức đầu, cầm cuốc xới đất cũng không biết. Những ngày đầu trồng sầu riêng, O Huyền học cách thay đổi từng chút một như thanh niên mới vào đời.
Với truyền thống trồng cây ăn trái của gia đình và những chuyến đi học tại Malaysia và Thái Lan, O Huyền từng bước xây dựng khu vườn của riêng mình. Trong đó, sầu riêng là loại cây chủ lực cho năng suất cao.
“Trong trang trại, mình trồng nhiều loại sầu riêng như 6 Hữu, Chuồng Bò, Musangking, Black Thor, nhưng chủ yếu Ri6 và Monthon. Chất lượng trái rất thơm, ngon, trái chín tự nhiên nên khách rất thích. Khí hậu và thổ nhưỡng Đắk Lắk lại rất thích hợp cho cây sầu riêng phát triển và cho trái tốt nên từ mảnh vườn nhỏ mình tăng diện tích từ vài nghìn mét vuông lên 1ha lên 2ha rồi đến hàng chục ha như hiện tại”, O Huyền chia sẻ.
O Huyền trực tiếp xuống vườn cùng công nhân.
Từ mô hình trồng sầu riêng và kinh doanh hiệu quả, và nhận thấy sầu riêng là sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn. Để đảm bảo nguồn cung lớn cho thị trường và vươn tầm cho trái cây Việt, O Huyền đã quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu HTN Agrigreen. Công ty của O Huyền hỗ trợ nông dân trong vùng kỹ thuật sản xuất theo đúng quy trình tiêu chuẩn Vietgap, đảm bảo nguồn sầu đạt chất lượng tốt nhất, cung cấp số lượng lớn ra thị trường tiêu thụ.
O Huyền nhận được bằng khen của hội doanh nhân trẻ Krông Pắc.
Sau 10 năm bỏ phố về quê, O Huyền thấy bản thân thay đổi hoàn toàn khác.
“ Sự nghiệp kinh doanh khởi sắc nhờ sầu riêng, O Huyền cũng tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương, vào chính vụ, số lượng lao động địa phương làm việc cho O Huyền lên đến hàng trăm người.
O Huyền tích cực đi làm từ thiện trích từ lợi nhuận của vườn.
“Làm nông bây giờ không thể như ông cha ngày xưa đc, không thể cái kiểu " con trâu đi trước cái cày theo sau". Mà phải am hiểu thị trường, phải nắm bắt xu thế, nhu cầu thị hiếu thị trường thì mới thoát đc cái cảnh " được mùa mất giá ". Làm nông bây giờ cũng phải tìm hiểu và am hiểu về nhu cầu sinh lí - nguyên lí của cây trồng, cho cây ăn đúng - đủ - đều, tránh cái cảnh phân thuốc vô tội vạ. Thì khi này mới tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận và nâng tầm đc cái thương hiệu sản phẩm của nông dân làm ra”, O Huyền chia sẻ.
BL (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)