Kỹ sư AI
Kỹ sư AI là một ngành nghề tuy mới nhưng được dự đoán là sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới tại Việt Nam. Trên thực tế, AI đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa và xuất hiện trong các ứng dụng quen thuộc với con người.
Để trở thành một kỹ sư AI, bạn cần nắm vững công nghệ hiện đại, đồng thời biết cách phát triển phần mềm và thuật toán thông minh. Hơn nữa, bạn có thể ứng dụng tay nghề của mình trong tất cả các lĩnh vực như: Y học, tài chính, vận tải hay sản xuất,...
Theo khảo sát của TopDev, mức lương trung bình của kỹ sư AI và máy tính khoảng 75 triệu đồng/tháng, cao hơn mức lương trung bình của kỹ sư IT khác
Cụ thể, với kỹ sư AI kinh nghiệm dưới 1 năm: 12.000.000 triệu đồng/tháng; Kinh nghiệm từ 1 - 3 năm: 24.000.000 triệu đồng/tháng; Kinh nghiệm từ 3 - 5 năm: 38.000.000 triệu đồng/tháng; Kinh nghiệm từ 5 - 8 năm: 40.000.000 triệu đồng/tháng; Kinh nghiệm trên 8 năm từ 42.500.000 triệu đồng/tháng trở lên.
Chuyên viên phân tích dữ liệu
Trước thời đại công nghệ số hiện nay, việc phân tích dữ liệu là yếu tố then chốt để doanh nghiệp xây dựng và phát triển đường lối kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu tìm kiếm ứng viên cho vị trí công việc chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) luôn trong tình trạng "khát" nhân lực.
Chuyên viên phân tích dữ liệu là người thực hiện các phân tích chuyên sâu ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu hoặc báo cáo,... rồi sử dụng các dữ liệu đó để xác định đúng xu hướng và tạo mô hình dự đoán xu hướng trong tương lai.
Vậy nên, ứng viên cần thành thạo các công cụ và thuật toán phân tích dữ liệu, đồng thời có hiểu biết sâu rộng về kinh doanh. Có như vậy, chắc chắn bạn sẽ trở thành một trong những nhân tài được thị trường săn đón.
Ở Việt Nam, nhân viên chưa có kinh nghiệm cho tới dưới 1 năm kinh nghiệm có thu nhập từ 8 - 15 triệu đồng/tháng. Chuyên viên có từ 1-3 năm kinh nghiệm: 15 - 25 triệu đồng/ tháng. Chuyên viên 3-5 năm kinh nghiệm: 25 - 35 triệu đồng/tháng. Với chuyên viên trên 5 năm kinh nghiệm sẽ đạt thu nhập từ 35 triệu đồng/tháng trở lên.
Y tế và chăm sóc sức khỏe
Ngành Y tế và Chăm sóc sức khỏe đang trải qua một quá trình biến đổi sâu rộng do sự phát triển của công nghệ và tăng cường nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Trong thập kỷ qua, sự tiến bộ trong công nghệ y tế, từ công nghệ thông tin y tế đến thiết bị y tế thông minh và phương pháp điều trị mới, đã mở ra những cơ hội mới trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật.
Y tế và chăm sóc sức khỏe là nghề không lo thất nghiệp
Thị trường lao động trong ngành Y tế và Chăm sóc Sức khỏe đang chứng kiến nhiều thay đổi đáng chú ý, phản ánh xu hướng và nhu cầu xã hội hiện nay. Khảo sát chỉ ra rằng vấn đề kiệt sức, thiếu hụt nhân sự, và tỉ lệ chuyển việc cao đang thúc đẩy nhiều nhà lãnh đạo hệ thống y tế chú trọng hơn đến sức khỏe tinh thần và phúc lợi của nhân viên.
Gần như tất cả những người tham gia khảo sát (95%) cho biết việc đầu tư vào lực lượng lao động ngành chăm sóc sức khoẻ trong năm 2024 là "quan trọng" hoặc "rất quan trọng.
Năng lượng tái tạo và môi trường
Năng lượng tái tạo và môi trường là hai lĩnh vực đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu và nguồn năng lượng bền vững. Thị trường lao động trong ngành Năng lượng tái tạo và Môi trường đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo Báo cáo Việc làm Năng lượng và Việc làm của Mỹ năm 2023, lực lượng lao động trong ngành năng lượng tăng gần 300.000 việc làm từ 2021 đến 2022, với mức tăng trưởng 3.8%, vượt qua tốc độ tăng trưởng của tổng lực lượng lao động Mỹ, là 3.1%.
Với mục tiêu của Tổng thống Mỹ về lưới điện không phát thải carbon vào năm 2035 và một nền kinh tế không phát thải ròng vào năm 2050, việc làm trong ngành năng lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mọi nơi tại Mỹ cũng là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới.
Chuyên gia an ninh mạng
Với sự phổ biến toàn cầu của Internet, vấn đề an ninh mạng ngày càng được quan tâm. Đây được xem là công việc "hot" trên thị trường việc làm.
Công việc chính của một chuyên gia an ninh mạng là thiết kế, vận hành và đảm bảo sự duy trì ổn định cho các hạ tầng, hệ thống mạng. Đồng thời, chuyên gia an ninh mạng phải đưa ra những giải pháp chiến lược nhằm bảo mật dữ liệu, khắc phục các đợt tấn công, các sự cố về an ninh mạng.
Tùy thuộc vào vị trí công việc và môi trường làm việc, nhân viên làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng có mức thu nhập khác nhau. Ở Việt Nam, thu nhập của nhân viên ngành an ninh mạng vào khoảng 35 - 60 triệu đồng/tháng. Sinh viên mới ra trường cũng có mức lương khởi điểm khá tốt, khoảng 11 - 15 triệu đồng/tháng.
E-commerce và Marketing kỹ thuật số
E-commerce và Marketing kỹ thuật số đang định hình lại cách thế giới kinh doanh và tiếp cận khách hàng. E-commerce, hay thương mại điện tử, là quá trình bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trực tuyến thông qua các nền tảng và cửa hàng ảo. Đây là một phần không thể thiếu trong kinh doanh hiện đại, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng rộng rãi hơn và giảm chi phí hoạt động.
Dữ liệu cho thấy rằng có tới 2.14 tỉ người, tương đương 27% dân số thế giới, đang mua sắm trực tuyến, với một lượng lớn lưu lượng truy cập đến từ các nguồn hữu cơ như Google. Điều này phản ánh rõ nét sự ưa chuộng và tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của việc tối ưu hóa SEO và trực quan hóa dữ liệu để thu hút khách hàng. Vì thế E-commerce và Marketing kỹ thuật số đang là ngành nghề có sức hút lớn.
Hoàng Mai (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)