Dưới đây là 5 điều sếp muốn nhân viên hiểu về công việc của họ mà bạn có thể tham khảo để có cách nhìn đúng đắn và ứng xử sao cho phù hợp hơn với môi trường làm việc, từ đó cùng xây dựng mối quan hệ sếp – nhân viên tốt đẹp và bền vững.
Cập nhật thông tin tuyển dụng nhanh nhất tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh
Quản lý và nhân viên là hai “thái cực” hoàn toàn khác nhau
Trở thành một người quản lý không giống như một nhân viên. Trách nhiệm của họ là đảm bảo bạn thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả, mà không phải tự làm các công việc đó. Họ có cái nhìn về công việc, đội nhóm và công ty từ một khía cạnh khác, có nhiều lợi ích để quan tâm đồng thời cũng có nhiều nhiệm vụ khác nhau để hoàn thành hơn bạn. Vì vậy, ngay cả khi sếp của bạn hoàn toàn hiểu những gì bạn làm, nhưng họ không thể luôn đưa ra quyết định có lợi nhất cho bạn.
Sếp cũng có áp lực và chịu sự chi phối của các cấp lãnh đạo cao hơn
Nếu như nhân viên chịu sự quản lý của sếp thì sếp lại chịu sự chi phối của các cấp cao hơn. Hầu hết nhiệm vụ của họ là đảm bảo bạn có càng nhiều tài nguyên càng tốt và ít gặp rắc rồi nhất có thể để hoàn thành công việc. Đôi khi điều đó có nghĩa là họ phải đối đầu với cấp cao hơn để bảo vệ bạn, thậm chí nhận những lỗi lầm do bạn và các nhân viên khác gây ra.
Trở thành một người quản lý rủi ro hơn nhiều so với làm nhân viên
Không phải ai sinh ra cũng có thể trở thành người quản lý giỏi. Họ cần có thời gian để luyện tập, họ cần thử, sai, sửa sai và học hỏi từ đó. Giống như bạn đã phải học cách để làm công việc của mình, người quản lý của bạn cũng vậy. Cũng giống như bạn, họ cũng mắc lỗi và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình đó. Vấn đề duy nhất đối với người quản lý là những sai lầm của họ thường công khai nhiều hơn so với bạn. Thêm vào đó, những sai lầm đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn hoặc các bộ phận khác của doanh nghiệp. Đảm nhận vai trò quản lý là đảm nhận vị trí có nhiều rủi ro hơn so với là nhân viên. Vì thế, bạn cần phải công nhận khả năng vượt qua thử thách của họ, ngay cả khi họ không hoàn hảo.
Gặp khó khăn khi phải đưa ra các tin tức xấu
Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng Careerlink.vn chia sẻ, hầu hết sếp đều muốn mang đến những tin tốt cho nhân viên của mình, muốn thấy nhân viên reo hò, vui sướng, phấn khích... Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sếp buộc phải “đóng vai ác”. Ví dụ như phải thông báo các tin xấu như nói với nhân viên rằng họ đã làm việc kém hiệu quả, trong trường hợp xấu nhất là phải sa thải nhân viên của mình. Sếp đã cùng làm việc với nhân viên trong thời gian dài, cùng ăn trưa hay chia sẻ những câu chuyện vui trong văn phòng. Và phải là người nói ra quyết định bắt buộc nhân viên phải ra đi là điều khó khăn với bất kỳ ai. Sếp của bạn đảm nhận vai trò quản lý nhưng họ cũng chỉ là con người mà thôi.
Làm sếp có thể trở nên cô đơn
Khi đóng vai trò là một thành viên trong nhóm, bạn sẽ có một sự hỗ trợ chặt chẽ. Bạn tự nhiên được “nhóm” vào những người làm công việc tương tự hoặc ít nhất là có đồng nghiệp hiểu rõ công việc của bạn. Và các kết nối này là điều rất cần thiết khi bạn cần một lời khuyên, phác thảo ý tưởng hoặc đơn giản là ai đó để trút giận. Tuy nhiên, khi sếp là người quản lý một đội nhóm thì theo định nghĩa chỉ có một mình họ. Ở đó, không có ai khác đảm nhận cùng vai trò để họ có thể hướng đến khi gặp tình huống khó khăn, bối rối hay thất vọng. Vì lí do này họ cảm thấy mình thật cô đơn.
Có đôi khi cấp trên có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn, không đánh giá cao hoặc không công nhận những điều bạn xứng đáng. Nhưng bạn biết không, quản lý là một công việc khó khăn và có nhiều khả năng bạn sẽ làm rất nhiều điều tương tự nếu đứng ở vị trí của họ. Vì vậy, hãy ngừng chỉ trích hoặc tức giận với họ mà hãy giúp họ hoàn thành tốt công việc như thế bạn đang giúp chính mình.
HX (Theo Nld.com.vn)