Cay đắng, bất lực, căm thù và bao gồm cả hành vi bạo lực, đe dọa, quấy rối…là thứ mà rất nhiều người sử dụng để “khủng bố” người yêu cũ của mình. Tuy nhiên, hãy nhìn vào sự tổn thương mà họ đã chịu để hiểu tại sao họ lại làm điều đó và tìm cách giải quyết hợp lý và tốt nhất cho cả hai. Đây là những hành động khá phổ biến được sử dụng thường xuyên để trả thù người cũ.
1. Đưa con cái vào “cuộc chiến”
Một vài người phụ nữ trở nên tàn nhẫn và độc ác khi họ “vu cáo” chồng cũ của mình (hoặc bạn trai) lạm dụng trẻ em, gây bạo lực gia đình, nghiện rượu, ngoại tình…Họ “tẩy não” bọn trẻ và biến chúng trở thành vũ khí chống lại mẹ kế, cha dượng với những suy nghĩ tiêu cực để chia rẽ tình cảm của lũ trẻ với người mới.
2. Sử dụng bạo lực
Thống kê cho thấy bạo lực gia đình ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Sự đau đớn và cơn thịnh nộ của các cuộc xung đột hôn nhân ngày càng leo thang. Những người chồng cũ, người vợ cũ có thể gây ra các tổn thương về thể xác cho vợ/chồng cũ của mình theo nhiều cách khác nhau.
3. Vu khống
Làm mất uy tín bằng những lời nói vu khống bằng những lời nói dối trá, phơi bày những bí mật tội lỗi và phóng đại để gây thiệt hại danh tiếng cho đối phương.
4. Hành vi hung hăng một cách lén lút
Bằng những hành động xấu để khiến cho người cũ mất việc, bị sa thải, con trẻ chống lại người yêu của ex, phá hoại tình bạn, làm đổ vỡ các mối quan hệ gia đình…
Tại sao họ lại có hành động như vậy?
Chắc chắn khi quyết định hành động phá hoại và trả thù người cũ, người kia đã bị tổn thương, cảm thấy bị phản bội, bị bỏ rơi hoặc bị “bóp méo” hình ảnh về đối tác trước đây của mình. Họ trở thành nạn nhân của những câu chuyện hoài nghi và tin tưởng vào người cũ. Họ không quan tâm tới tình cảm của người khác và đánh mất một phần “linh hồn” hay bản ngã của mình vào trong cuộc chiến nội tâm của riêng mình.
Những người như vậy, họ tìm được sự thỏa mãn, doa dịu tâm hồn bằng cách nhìn thấy đối phương của mình phải gánh chịu những đau khổ, mất mát với suy nghĩ “như vậy mới công bằng”.
Đó là điều dễ hiểu đối với người phải chịu đau đớn khi trở thành người bị phản bội, bỏ rơi. Nỗi đau về tinh thần có thể không kiểm soát được các suy nghĩ khiến họ trở nên thù hận và hành động xấu.
Nếu bạn bị rơi vào trường hợp là người bị phản bội hãy đọc những điều sau đây.
1.Thừa nhận nỗi đau của bạn và sự căng thẳng về tâm lý
2. Chấp nhận thực tế rằng tình hình đã trở nên nghiêm trọng và thực sự bạn đã có thể làm tổn thương người khác.
3. Đưa ra những quyết định không cho phép bản thân tức giận, và tổn thương thêm nữa. Đưa ra một lời hứa với bản thân rằng bạn sẽ trả thù trong một ngày không xa để giúp mình cảm thấy tốt hơn (sự trả thù đó có thể không cần thiết phải xảy ra).
4. Tìm tới bác sỹ tâm lý để có những lời tư vấn, giúp bạn trút bỏ tình cảm tổn thương và bắt đầu chữa lành vết thương cho trái tim.
5. Dừng lại suy nghĩ để thấy mình cũng có một phần trách nhiệm trong cuộc rạn nứt của mối quan hệ, chia sẻ trách nhiệm cho cả hai, rút ra kinh nghiệm để không cho chuyện đó xảy ra thêm một lần nào nữa trong mối quan hệ tiếp theo.
Nếu bạn là nạn nhân của những vụ “trả thù” thì hãy hành động như sau:
Bạn có mọi quyền lợi để bảo vệ chính mình. Có thể tìm sự giúp đỡ từ luật pháp, luật sư…Nói chuyện trực tiếp với con cái, gia đình, bạn bè – những người được nghe lời vu khống về bạn từ ex.
Nói chuyện trực tiếp với người thực hiện vụ “trả thù” để giải quyết dứt khoát, làm rõ vấn đề giữa hai người theo cách tốt nhất có thể.
Kết thúc một mối quan hệ không bao giờ là dễ dàng, chắc chắn sẽ có người bị tổn thương nhưng chúng ta có thể chọn sự chia tay trong hòa bình hoặc là chiến tranh. Tuy nhiên, mọi sự kết thúc đều sẽ bắt đầu cho một thứ mới và đừng bao giờ ngừng tin vào điều đó.
Depplus.vn/MASK