Hàng chục câu hỏi như mưa ném đá vào tôi: Tại sao lại yêu con nhà giàu? Tại sao “đũa mốc đòi chòi mâm son”? Ông yêu nó hay yêu bố nó? Ông nghèo thế lấy gì mà cưới nó? Vậy mà khi bàn đến việc cưới tôi thì chúng biến ngay thành lũ công tử con nhà giàu.
Nào là thuê những xe ô tô Audi A7, A8 Hybrid trị giá cả trăm ngàn đô la Mỹ để đón dâu, nào là ăn hỏi phải 9 mâm đi toàn xích lô lọng vàng. Nào là sau ngày cưới phải nghỉ tuần trăng mật ở đảo Bali, Indonesia… khiến tôi ù cả tai.
Tôi đùa: “Tao là Chử Đồng Tử cưới Tiên Dung chứ không phải Tiên Dung cưới tao đâu nhá. Đừng nhầm nhọt sang trồng trọt”. Thế mà cả bọn vỗ tay cười phớ lớ.
Nhưng không ngờ thế thật. Ngày quyết định cưới nhau, Lan Anh thì thầm vào tai tôi: “Em sẽ đưa anh một món tiền đủ để anh làm đẹp mặt bố mẹ em”. “Đẹp mặt là thế nào?”. “Thì đấy, anh dắt em đi chụp ảnh cưới thật xa, in thiếp mời thật đẹp, đón dâu hẳn 9 cháp, thuê ô tô đón dâu thật đời mới, thuê phòng cưới thật linh đình…”. Tôi đành nhận lời vì không thể nào khác. Hơn nữa, Lan Anh muốn đẹp cho bố mẹ cô ấy chứ đâu phải đẹp cho tôi.
Tôi đành nhận lời vì không thể nào khác. Hơn nữa, Lan Anh muốn đẹp
cho bố mẹ cô ấy chứ đâu phải đẹp cho tôi. (ảnh minh họa)
Thế là ngày cưới được diễn ra hoành tráng đúng như mong muốn của Lan Anh. Bố mẹ tôi đêm ngày rên rẩm: “Chết mất thôi con ơi! Đời con sẽ khổ vì nợ nần”. Còn bố mẹ Lan Anh thì hỉ hả nói với con gái: “Được, thằng đó được. Lễ ăn hỏi sang trọng chưa từng thấy, đón dâu bằng cái xe hiếm nhất thành phố này”.
Bà con phố xá nhà Lan Anh bàn tán xì xài: “Con gái nhà lão Chức xấu như ma mà vớ được thằng chồng ngon thế. Vừa đẹp trai vừa giàu có…”. Trước hôm cưới, tôi thưa với bố mẹ Lan Anh: “Chúng con sẽ đi nghỉ tuần trăng mật tại Đà Lạt”.
Mẹ Lan Anh được thể trách chồng: “Ông thấy chưa? Đời tôi lấy ông khổ, giờ con gái được bù đắp xứng đáng”. Nhưng cuối cùng tôi vẫn trở về trong căn nhà của bố mẹ Lan Anh ở. Cuộc sống vợ chồng hiện rõ ngay “hiện trạng” thân phận tôi – một thằng nghèo kiết xác.
Trước hết, bố Lan Anh cứ lờ lớ lơ công việc đi dạy thuê của tôi mặc dù con gái ông đã được ông xin cho vào làm ở Sở tư pháp thành phố. Dù rất sĩ diện, tôi vẫn phải hạ mình thưa với ông xin cho về dạy một trường THPT công lập.
Ông cười nhạt: “Tưởng con dạy trường dân lập thu nhập cao không cần đến bố lo nữa?”. Tôi cắn răng nghe lời nói móc để rồi ngay tháng sau, tôi đã nghiễm nhiên là chuyên viên phòng giáo dục một huyện.
Làm ở phòng giáo dục thì nghèo. Hơn nữa, khi có đứa con đầu, tôi càng túng bấn. Một hôm, Lan Anh đề nghị: “Phải thuê người trông con chứ mẹ em không kham nổi”. Tôi thấy đúng nhưng lo nhất khoản tiền thuê. Lan Anh bảo: “Nếu không có tiền, anh nói mẹ anh lên trông cháu cũng được”. Tôi đành về quê đưa mẹ lên.
Mẹ tôi còn khỏe, nhanh nhẹn nhưng sống kiểu nông dân thuần phác. Ngoài việc chăm non thằng cháu ngoại, bà còn dậy sớm trước mọi người quét dọn, nấu ăn, giặt giũ. Khi ăn cơm, bà thường bế cháu cho cả nhà ăn trước, bà ăn sau để còn rửa bát dọn dẹp. Làm thì tận tụy nhưng tính bà hay nói.
Mẹ tôi còn khỏe, nhanh nhẹn nhưng sống kiểu nông dân thuần phác. Ngoài việc
chăm non thằng cháu ngoại, bà còn dậy sớm trước mọi người
quét dọn, nấu ăn, giặt giũ. (ảnh minh họa)
Quét cầu thang bà lẩm bẩm: “Xây nhiêu tầng cho lắm nên quét dọn mới khổ”. Khi bỏ quần áo vào máy giặt, bà phàn nàn: “Mấy cái váy này con Lan Anh mới mặc hôm qua sao đã giặt? Có chồng con rồi sao lắm mốt thế?”.
Mẹ Lan Anh đi chợ mua nhiều thức ăn thì bà phàn nàn: “Ăn gì lắm mà bà mua nhiều cho tốn tiền. Nhà quê chúng tôi mua con cá này bằng 2 tạ thóc đấy”. Rồi bà hay mắng thằng cháu ngoại – đích tôn của bố mẹ Lan Anh: “Thằng chó con, giống ai mà ăn lắm ị nhiều”…
Những lời nói vô tư bộc trực của mẹ tôi, nói xong quên ngay nhưng bố mẹ Lan Anh thì không cho qua. Ông bà kể với con gái, con gái cằn nhằn với chồng, chồng trách móc mẹ. Thế là mẹ tôi không chịu được.
Bà lại bộc trực nói luôn với con dâu: “Mẹ làm đày tớ cho nhà con cũng không xong. Vậy cho mẹ về quê”. Hôm sau, bà xin phép hai nhạc gia rồi ra tàu ngay…
Theo Hạnh Phúc Gia Đình