1. Cạn kiệt thời gian và năng lượng
Vì sao hầu hết mọi người không muốn bạn bè, người thân đến ở nhà? (Ảnh minh hoạ)
Không đơn thuần là chuẩn bị chỗ ăn, ngủ, việc đón tiếp khách, đặc biệt là khách phương xa, đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và công sức. Từ việc đón khách ở sân bay, nhà ga (có khi mất cả nửa ngày), đến việc chuẩn bị bữa ăn, dù là ăn nhà hàng hay tự nấu, đều tiêu tốn không ít thời gian.
Nếu chọn tự nấu, áp lực còn tăng lên khi phải chuẩn bị nhiều món hơn để thể hiện sự hiếu khách, chưa kể thời gian trò chuyện, vui chơi cùng khách. Trong guồng quay bận rộn của cuộc sống hiện đại, nhiều người thậm chí phải xin nghỉ phép để có thể chu toàn việc tiếp đón.
2. Xáo trộn không gian sống
Việc có khách ở lại đồng nghĩa với việc cần chuẩn bị phòng ốc, vật dụng cá nhân như ga trải giường, khăn tắm, bàn chải đánh răng... Trong bối cảnh không gian sống ngày càng thu hẹp, việc nhường phòng cho khách có thể khiến cả gia đình phải sinh hoạt trong không gian chật hẹp hơn.
(Ảnh minh hoạ)
Việc chuẩn bị đồ dùng mới cũng gây ra không ít bất tiện. Hơn nữa, quan niệm về việc dùng chung đồ cá nhân như ga trải giường ngày càng khắt khe hơn, không chỉ vì sự thoải mái mà còn vì vấn đề vệ sinh. Sau khi khách rời đi, việc giặt giũ, dọn dẹp cũng là một gánh nặng.
3. Đảo lộn trật tự sinh hoạt
Mỗi gia đình đều có nhịp sinh hoạt riêng, từ giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi đến các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân. Người quen ngủ sớm, dậy sớm, người lại thích thức khuya, dậy muộn. Khi có khách, mọi thứ phải điều chỉnh theo thói quen của họ.
Ví dụ, việc giúp con cái học bài buổi tối có thể bị gián đoạn để tiếp đón khách. Với những gia đình có trẻ nhỏ, việc giữ gìn sự ngăn nắp càng trở nên khó khăn, và việc dọn dẹp nhà cửa để tránh gây ấn tượng xấu với khách cũng là một áp lực không nhỏ. Đây cũng là lý do nhiều người không muốn khách ở lại qua đêm.
4. Xâm phạm quyền riêng tư
(Ảnh minh hoạ)
Nhà là nơi để thư giãn, nơi ta được là chính mình mà không cần đeo "mặt nạ". Nhưng khi có khách, ta buộc phải "hé lộ" con người thật của mình.
Những thói quen, sở thích cá nhân có thể bị phơi bày. Nếu khách thiếu ý thức, họ có thể tò mò, lục lọi đồ đạc hoặc hỏi những câu hỏi riêng tư, gây ra sự khó chịu và xấu hổ. Để bảo vệ sự riêng tư và không gian cá nhân, nhiều người chọn cách không để khách ở lại.
Việc ngại cho bạn bè, người thân ở lại nhà xuất phát từ nhiều lý do thực tế. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc họ không coi trọng tình cảm. Trong bối cảnh hiện đại, với sự phát triển của dịch vụ lưu trú, ta có thể giúp khách đặt phòng khách sạn hoặc chỉ dẫn phương tiện đi lại, vừa thể hiện sự quan tâm, vừa tránh được những bất tiện khi khách ở lại qua đêm.
* Thông tin mang tính chất tham khảo
Lam Vy (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)