Sinh con là thời khắc quan trọng nhất của cuộc đời người phụ nữ, vì vậy trong quá trình lâm bồn, các chị em phải tuyệt đối hợp tác và nghe theo lời bác sĩ để đảm bảo “mẹ tròn con vuông”. Nhiều bà mẹ sinh con đầu lòng nghĩ rằng cứ sinh con xong là xong, thực tế quan niệm này là sai lầm. Dù là sinh mổ hay sinh thường thì sau khi sinh con xong, sản phụ cần được quan sát trong phòng sinh một khoảng thời gian rồi mới ra ngoài để đề phòng tai biến.
Dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng nhiều sản phụ vẫn thấy rất xấu hổ khi bác sĩ nam đỡ đẻ cho mình.
Lị Lị là một cô gái xinh đẹp, trẻ trung và năng động. Trước khi kết hôn, cô có rất nhiều người theo đuổi, trong đó có 1 anh là bác sĩ sản phụ khoa. Lúc đó Lị Lị đã nghĩ rằng đi đẻ mà gặp bác sĩ nam đỡ đẻ chắc xấu hổ chết mất. Nhưng thật không ngờ sau này chính cô lại rơi vào tình huống này.
Tuy nhiên, khi sinh ở bệnh viện có nhiều tình huống sản phụ không thể biết trước. Vì nhiều phụ nữ sinh, trong khi số bác sĩ đỡ đẻ lại ít, chính vì vậy bác sĩ phụ trách đỡ đẻ mà mỗi phụ nữ phải đối mặt là ngẫu nhiên. Thật không may, Lị Lị đã gặp một bác sĩ nam khi cô sinh con đầu lòng. Dù đã kìm nén được cảm xúc nhưng cô vẫn thấy rất xấu hổ.
Từ khâu vệ sinh làm sạch vùng kín cho đến khi sinh xong đều do một tay nam bác sĩ thực hiện. Lị Lị vì xấu hổ có đề nghị bệnh viện cho nữ hộ sinh giúp cô. Tuy nhiên nam bác sĩ phụ trách giải thích rằng vì mình là người chịu trách nhiệm chính trong ca sinh nên không thể để xảy ra sai sót, do đó y tá sẽ không thể làm thay được. Chính vì thế, dù không mấy hài lòng nhưng Lị Lị vẫn im lặng, hợp tác cùng bác sĩ.
Sau 3 giờ sinh vất vả, em bé cũng chào đời an toàn. Nghe tiếng con khóc, Lị Lị thở phào nhẹ nhõm. Cô cho rằng thời điểm chịu xấu hổ của cô cuối cùng cũng đã chấm dứt. Cô sẽ không phải nhìn thấy mặt vị bác sĩ nam kia nữa. Tuy nhiên, khoảng 30 phút sau, nam bác sĩ này lại đến và đưa tay vào bên trong “vùng kín” của sản phụ một lần nữa.
Lúc này, Lị Lị vô cùng hốt hoảng và kinh ngạc, cô liền la lớn: “Tôi đã sinh con được 30 phút rồi, anh còn thò tay vào cơ thể tôi làm gì?”. Nhưng khi nhìn thấy thứ bác sĩ lấy ra, cô liền lặng người đi. Hóa ra bác sĩ đang giúp cô lấy nhau thai ra bằng tay.
Theo các bác sĩ, thông thường sau khi em bé chào đời, tử cung sẽ tiếp tục co bóp để đẩy nhau thai ra ngoài trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, có một vài tình huống nhau thai vẫn nằm trong tử cung nên bắt buộc bác sĩ phải bóc tách bánh nhau ra khỏi tử cung người mẹ một cách cẩn thận. Bởi vì nếu nhau thai không được lấy ra hoàn toàn sẽ dẫn đến hiện tượng sót nhau, có khả năng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, viêm tử cung, băng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.
Quá trình bóc tay nhau thai thủ công này không hề đơn giản vì nhau thai bám vào thành tử cung, nếu việc bóc tách không cẩn thận có thể làm cho thành tử cung bị vỡ gây băng huyết nghiêm trọng. Do đó, nó đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm và có chuyên môn phải là người thực hiện công việc này.
Đối với thai phụ, điều này không chỉ cảm thấy rất xấu hổ về mặt tâm lý, mà còn phải chịu đựng rất nhiều đau đớn về thể xác, vì vậy người sản phụ gặp tình huống này phải hoàn toàn hợp tác với bác sĩ.
Để tránh bị nhau bong non, bà bầu cần lưu ý những gì?
1. Chọn sinh con ở độ tuổi thích hợp
Độ tuổi sinh đẻ tốt nhất của phụ nữ là từ 25 đến 35 tuổi, vì mọi chức năng của cơ thể phụ nữ ở độ tuổi này đều hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, một số phụ nữ tuổi cao thể trạng không bằng phụ nữ đúng tuổi, tử cung không còn sức để co bóp cũng có thể không đủ lực khi sinh nên dễ bị bong nhau thai bằng tay.
2. Duy trì tập thể dục thích hợp khi mang thai
Bà bầu cũng nên duy trì việc tập thể dục phù hợp khi mang thai để giữ thể lực ở mức tốt hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng phải tránh ăn quá no, chỉ cần thai nhi được nuôi dưỡng tốt, phát triển bình thường, co bóp tử cung mạnh thì về cơ bản là có thể tránh được nhau bong non.
Phụ nữ sẽ gặp phải những điều xấu hổ nào trong quá trình sinh nở?
1. Gặp bác sĩ nam
Trên thực tế, xác suất một người mẹ gặp bác sĩ nam khi sinh con là không thấp, vì xét cho cùng, bác sĩ sản phụ khoa của nhiều bệnh viện là nam giới. Mặc dù gặp bác sĩ nam đỡ sinh thường hay làm các mẹ xấu hổ, nhưng bạn nên hiểu rằng tay nghề của bác sĩ nam cũng không thua gì các bác sĩ nữ. Đối với họ, nhiệm vụ cứu người và chữa bệnh mới là quan trọng nhất, còn cơ thể của sản phụ trông như thế nào chưa bao giờ là mối quan tâm của họ. Vì vậy các mẹ cứ thả lỏng cơ thể và cảm xúc, luôn lắng nghe và hợp tác cùng bác sĩ.
Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở, ngoài bác sĩ ra, còn có rất nhiều y tá, nữ hộ sinh ở bên cạnh để giúp đỡ bạn, nên nếu có gì không thể trao đổi với bác sĩ, bạn có thể nói với y tá, nữ hộ sinh để được giúp đỡ.
2. Vệ sinh làm sạch vùng kín trước khi sinh con
Đây là một thủ tục không thể thiếu trước khi sinh, mục đích là tránh các vấn đề về nhiễm trùng trong quá trình sinh nở. Chỉ là, hành vi này sẽ khiến người mẹ cảm thấy rất xấu hổ, dù sao đây cũng là chuyện rất riêng tư.
3. Không kiểm soát
Nhiều người sinh đẻ bị chứng són tiểu khi sinh con. Mặc dù cảm thấy rất xấu hổ nhưng đối với các bác sĩ và y tá, họ luôn coi việc đó là bình thường và rất quen thuộc khi chứng kiến thường xuyên. Và trong mắt họ, chỉ cần em bé có thể chào đời suôn sẻ, thì sự an toàn của mẹ và con là quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Vì vậy, chị em không nên quá lo lắng khi gặp phải những điều đó, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
Tóm lại, sinh con là một việc không hề dễ dàng, trong quá trình sinh nở cũng xảy ra nhiều tai nạn, xấu hổ nên mong các mẹ chuẩn bị tâm lý thật kỹ càng trước khi sinh con, để con chào đời khỏe mạnh bình thường.
Hoàng Anh (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)