Câu trả lời là không. Đằng sau quyết định không ly hôn của kẻ phản bội là những toan tính cá nhân, dựa trên ba yếu tố chính: lợi ích kinh tế, sự phụ thuộc tinh thần và danh tiếng cá nhân.
1. Lợi ích kinh tế
Ở tuổi trung niên, hôn nhân không chỉ là tình yêu mà còn là sự ràng buộc về tài sản, con cái, các khoản đầu tư chung… Những yếu tố này khiến việc ly hôn trở thành một bài toán kinh tế phức tạp.
Nếu ly hôn, kẻ phản bội có thể phải chia tài sản, mất quyền nuôi con hoặc chịu tổn thất tài chính đáng kể. Vì vậy, nhiều người lựa chọn duy trì cuộc hôn nhân trên danh nghĩa để bảo toàn quyền lợi. Họ tiếp tục sống cùng bạn đời hợp pháp nhưng đồng thời tìm kiếm niềm vui bên ngoài, giữ nguyên tình trạng "gia đình yên ấm, bên ngoài thỏa mãn".
Nhiều kẻ phản bội không chọn ly hôn, không phải vì yêu, mà vì lợi ích kinh tế, sự phụ thuộc tinh thần và mong muốn giữ gìn hình ảnh (Ảnh minh họa)
Đối với người bị phản bội, nếu có khả năng độc lập tài chính, việc rời bỏ một người không còn trân trọng mình là lựa chọn tốt nhất.
2. Sự phụ thuộc tinh thần
Nhiều kẻ phản bội không có ý định ly hôn ngay từ đầu. Họ chỉ muốn có thêm trải nghiệm mới nhưng vẫn giữ lại cuộc sống gia đình ổn định. Qua nhiều năm chung sống, người bạn đời hợp pháp đã vô tình tạo ra một vùng an toàn mà họ không muốn từ bỏ.
Do đó, khi bị phát hiện, kẻ phản bội sẽ tìm cách níu kéo, xin lỗi và hứa hẹn để bảo vệ cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi thực sự từ bên trong, việc phản bội có thể tiếp diễn trong tương lai.
(Ảnh minh họa)
3. Duy trì hình ảnh và danh tiếng cá nhân
Một số người phản bội không ly hôn vì muốn giữ lại hình ảnh đẹp trước xã hội. Họ có thể là một người chồng/vợ có trách nhiệm, một bậc phụ huynh mẫu mực, một doanh nhân thành đạt… Ly hôn có thể làm xấu đi danh tiếng của họ trong mắt đồng nghiệp, người thân và xã hội.
Ngoài ra, việc giữ gìn hôn nhân còn giúp họ có một chỗ dựa trong tương lai. Khi về già, kẻ phản bội vẫn muốn có người chăm sóc, hỗ trợ. Vì vậy, họ cố gắng duy trì hôn nhân để đảm bảo lợi ích lâu dài, bất chấp những tổn thương mà người bạn đời phải chịu đựng.
(Ảnh minh họa)
Lời khuyên cho người bị phản bội:
Nếu bạn là nạn nhân của sự phản bội, đừng chỉ nhìn vào những lời hứa hẹn. Hãy đánh giá tình hình thực tế và cân nhắc xem liệu cuộc hôn nhân có còn đáng giữ hay không. Nếu bạn có khả năng độc lập về tài chính và tinh thần, hãy mạnh dạn tìm kiếm con đường mới thay vì duy trì một mối quan hệ đã rạn nứt.
Nếu chưa thể rời đi ngay lập tức, hãy học cách bảo vệ lợi ích cá nhân và không để mình bị thao túng bởi những lời ngon ngọt. Hạnh phúc không nằm ở việc níu kéo một người đã thay lòng, mà ở việc biết buông bỏ đúng lúc.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)