Một bà mẹ Trung Quốc đã chia sẻ trên tờ Sohu về trải nghiệm của mình:
Cách đây vài ngày, tôi chứng kiến cảnh này ở chợ. Một bà mẹ mặc quần áo lộng lẫy, lựa chọn thực phẩm kĩ càng, miệng thì không ngừng phàn nàn rằng "rau không tươi" hay "sao giá lại đắt thế". Cuối cùng, sau vài phút, bà chỉ mua hai bó cải xanh. Khi đi, bà còn nhón thêm ít ít hành của người bán hàng, rồi nhanh chóng giấu vào túi rau của mình. Cô con gái bên cạnh nhìn thấy liền hỏi: "Mẹ ơi, mẹ chưa trả tiền mua hành. Mẹ sao lại ăn cắp vậy?". Người mẹ liền liếc mắt dữ tợn về phía con gái, ra hiệu cho cô bé im lặng. Cô bé chỉ có thể cúi đầu với sự xấu hổ, nắm chặt tà áo không dám lên tiếng nữa.
(Ảnh minh họa)
Trên người của bà mẹ này đeo đầy trang sức, không hề giống như người thiếu thốn tiền bạc. Nhưng chỉ vài cọng hành đã làm lộ rõ cái "nghèo khó" trên người bà. Đây là cái "nghèo" không phải thiếu thốn tiền bạc, mà là sự thiếu thốn về tư tưởng và phẩm cách. Con cái lớn lên trong môi trường giáo dục như thế, thử hỏi sẽ được dạy dỗ thành người như thế nào?
Nhớ lại dịp Tết, tôi gặp một người bố kỳ lạ. Ngày mùng sáu Tết, anh họ của tôi mở tiệc mừng ngôi biệt thự ở nông thôn mới xây của mình. Mọi người thấy ngôi nhà đẹp và sang trọng, đều trầm trồ khen ngợi, cho rằng anh họ tôi còn trẻ mà đã thành đạt như vậy. Khi đó, một người họ hàng xa bỗng nhiên chen ngang: "Nhà như thế này, ở chỗ chúng tôi thì khá bình thường". Mọi người nhìn nhau ngơ ngác, không khí lập tức trở nên gượng gạo. Nhưng người họ hàng đó không hề cảm thấy ngại ngùng mà còn hỏi thêm anh họ của tôi về công việc và thu nhập của mình. Anh họ tôi những năm gần lập nghiệp ở bên ngoài, kinh doanh thuận lợi, kiếm được kha khá tiền. Nhưng anh họ tôi là người khiêm tốn, không thích phô trương, nên chỉ cười gượng, sau đó tìm cớ đi làm việc khác. Người họ hàng đó vẫn tiếp tục khoe khoang với mọi người rằng cháu trai, cháu gái của mình đã sớm mua nhà ở đô thị lớn.
(Ảnh minh họa)
Không chỉ ông ta, mà con trai lớn của ông - Đông Đông, còn có hành động chướng mắt hơn. Đông Đông vừa đến đã nhảy nhót lung tung, đi va vào người khác lại còn mắng họ "không có mắt à". Thấy một đứa trẻ đang chơi xe đua điều khiển từ xa, cậu ta cũng muốn chơi, nhưng khi không được người khác cho phép, Đông Đông liền đổi giọng cạnh khóe: "Cái này có gì lạ, xe như thế này nhà tôi có một đống, tôi đã chơi chán từ lâu rồi".
Đến giờ ăn tiệc, Đông Đông nhìn quanh bàn rồi chỉ chăm chăm ăn những món cậu nhóc thích như cánh gà và xúc xích. Đáng xấu hổ hơn là cha của Đông Đông, lúc này lại lấy từ ra hai túi ni lông. Một túi đựng hoa quả và đồ ăn vặt, một túi đựng hải sản và thịt, còn giả vờ xấu hổ nói: "Hôm nay con trai út của tôi không đến, tôi chỉ có thể mang về cho nó một ít, các bác đừng để ý nhé". Cha con họ từ đầu bữa đến cuối bữa ăn lấy ăn để.
Khoảnh khắc đó, tôi sâu sắc hiểu ra: Điều đáng sợ hơn cả nghèo đói, là cái "nghèo khó" tỏa ra từ cha mẹ. Hãy biết rằng, con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Cha mẹ tâm hẹp hòi, con cái cũng sẽ nhỏ nhen, cha mẹ thích lợi dụng, con cái cũng sẽ toan tính mọi thứ. Qua thời gian, lời nói và suy nghĩ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con cái sâu sắc.
(Ảnh minh họa)
Trẻ em từ nhỏ đã bị "nghèo khó" ám ảnh, cũng sẽ trở nên keo kiệt, chỉ vì tư lợi cá nhân mà đên đi mất nguyên tắc sống. Cuối cùng, chính những đứa trẻ đấy đang "phá hủy" đi tương lai của mình, cả đời không còn cơ hội phát triển. Có người từng nói: "Những gia đình keo kiệt, thích lợi dụng không thể sinh ra những đứa trẻ có tâm hồn rộng lớn, chúng ta khó có thể tìm thấy một đứa trẻ trong một gia đình đó có được sự quý phái và hào hiệp".
Mỗi một đứa trẻ, đều không thể tách rời từ sự dạy dỗ gốc của gia đình. Để muốn con cái giàu sang và ngày càng tốt hơn, cha mẹ cần phải thay đổi chính bản thân mình.
Thu Hà (TH) (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)