Dại dột mới lấy phải gái còn trinh
Người ta nói, nỗi khổ lớn nhất của đàn bà khi đi lấy chồng là bị chồng phát hiện không còn trong trắng trong đêm tân hôn. Thế mà Hương Trà (Đống Đa, Hà Nội) lại vướng vào tình huống dở khóc dở cười.
Trà là người con gái xinh đẹp, sống nội tâm. Có biết bao chàng trai đến với chị nhưng họ lần lượt phải ra đi vì chị chẳng mảy may trước ai. Bởi chị chỉ có mối quan tâm tới học hành và công việc.
Đến khi lên chức trưởng phòng, sự nghiệp đã có tí chút gọi là thành đạt, bố mẹ nhắc chán chê, bạn bè thì đã lũ lượt lấy chồng, chị mới giật mình ngẫm lại, mình đã “toan về già”. Qua bạn bè giới thiệu, chị rất ưng Tuấn, anh chàng kỹ sư cầu đường hiền lành, điển trai. Ngày lên xe hoa, cả gia đình chị vui mừng khôn xiết vì kể từ đây chị sẽ sống với người đàn ông mình yêu thương.
Đêm tân hôn diễn ra không như chị nghĩ. Khác hoàn toàn với vẻ hiền lành bên ngoài, Tuấn lồng lên như con thú khi "phát hiện" ra vợ… vẫn còn trinh.
Chị thấy cuộc sống gia đình thật mệt mỏi (Ảnh minh họa)
Anh đay nghiến chị không tiếc lời: “Già đau già đớn như cô mà có giá gớm nhỉ? Còn trinh cơ đấy?”
Chị đau khổ nói: “Còn trinh thì sao hả anh?"
Chị Trà vẫn không hiểu. Mãi rồi gã chồng mới bộc bạch: “Vì cô đã 30 tuổi mà vẫn trinh trắng. Lần đầu với cô nhạt thếch hơn nước ốc. Chán hết biết. Cô chẳng khác gì khúc gỗ. Tôi sợ đến tận cổ khi thấy ánh mắt như ‘nai’ chớp lia lịa khi tôi gần cô”.
Sau đêm đó, anh suốt ngày khật khừ trong hơi men, hễ về nhà lại nhiếc móc, mạt sát vợ: “Đồ quá đát, đồ hàng tồn, nhạt nhẽo. Khốn nạn cho thân tôi, tưởng ‘ngon lành’ hóa ra đồ vứt đi không ai động vào. Thật dại khi lấy gái còn trinh”.
Bản thân chị luôn cố gắng giữ gìn trinh tiết để dâng hiến tâm hồn và thể xác cho chồng trong đêm đầu tiên. Chị cũng luôn hết mình trong cách đối nhân xử thế với anh và bố mẹ chồng. Lẽ nào vì sự trinh trắng, chồng lại thờ ơ, lạnh nhạt?
Của ế đích thị là của ôi
Từ sau ngày cưới, Phượng thấy chồng mình thay đổi hoàn toàn. Một người đàn ông hiền lành, hết mực chiều chuộng vợ dường như biến mất thay vào đó là một ông chồng cục súc, khó tính, lúc nào cũng nhăn nhó.
Ban đầu chị nghĩ có thể do trước đây yêu, còn sau khi cưới, tính nết có phần sẽ thay đổi. Nhưng thực sự chị không thể nào hiểu nổi tại sao chồng lại có thể thay đổi chóng mặt đến như vậy.
Ai cũng khen chị “chậm mà chắc” khi cưới được anh chồng hiền lành, cưng chiều vợ hết mực. Chị ưa nhìn, nhưng lận đận chuyện tình yêu. Trước chị cũng yêu 2 người đàn ông nhưng chẳng bao lâu, họ... ra đi không lời từ biệt. Lý do là bởi họ đòi hỏi nhưng chị quyết giữ mình cho đêm tân hôn.
Đêm tân hôn, chị những tưởng anh phải sướng rơn lên khi biết mình là người đàn ông đầu tiên trong đời vợ. Ấy vậy mà đang ở đoạn cao trào, chồng chị hỏi một câu đầy thảng thốt: “Em vẫn còn trong trắng cơ à?”.
Câu nói ấy khiến chị chạnh lòng nhưng rồi chị lại tự trấn an mình có thể đó chỉ là một sự phấn khích của chồng mà thôi. Nhưng những gì tiếp diễn sau đó mới khiến chị hiểu ra mọi điều.
Mỗi lần bạn bè tới chơi, nếu có ai đó khen ngợi: “Anh đúng là tốt số lấy được chị Phượng vừa xinh xắn lại đảm đang” là y như rằng chồng chị nói giọng đầy tội nghiệp: “Tốt số gì đâu, của ế, của ôi để mốc lên không ai sờ mó may mà có mình rước đi cho ấy chứ. Nhục chứ sướng gì!”.
Nghe những lời chồng nói, chị chết lặng người. Tới giờ chị mới hiểu, từ hôm động phòng, khi phát hiện ra vợ mình vẫn còn trinh khi đã cứng tuổi nên anh tự cho mình cái quyền như một người ban ơn và cứu rỗi đời vợ. Chỉ nghĩ tới điều đó thôi, chị bỗng khóc òa vì thấy cuộc đời sao mà chua chát và lắm nỗi éo le.
Tạm kết
Ở những nước Á Đông, trinh tiết của người phụ nữ vẫn luôn là một vấn đề được coi trọng. Nhưng oái oăm thay, không phải chỉ những cô gái trót dại, đánh mất đi cái "ngàn vàng" mới phải chịu sự ghẻ lạnh, coi thường hay trách cứ từ bạn trai, từ chồng mà ngay cả những người còn giữ được sự trong trắng đôi khi cũng phải nếm trải nỗi đau đó.
Vậy mới thấy, những suy nghĩ có phần thiển cận và ích kỉ của nam giới về vấn đề trinh tiết đã gây ra những tổn thương sâu sắc tới mức nào cho người phụ nữ bên cạnh họ.
TTVN