Ngày cô Bến chuyển về ở hẳn với anh Sệ cũng là ngày đứa con trai đầu lòng của họ chào đời. Trước đó, vì sự cấm cản gắt gao của hai bên gia đình mà họ yêu nhau trong lén lút, vụng trộm.
Thời gian trôi qua, mối tình giữa hai người càng thêm bền chặt. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, sản phẩm yêu đương của họ đã kết trái, đứa con chưa được phép hình thành đã sắp sửa lọt lòng. Chuyện đã thế, đến đây, dù hai gia đình không muốn cũng phải ngậm đắng tác thuận. “Thế đó, tình ta như hàng cây đã yên mùa bão gió”, và cuối cùng mối lương duyên của họ cũng đến được với nhau trọn đẹp, êm ái như bao đôi tình nhân khác.
Thắm thoát, đứa con trai thứ hai của họ cũng chào đời, chúng được bố mẹ đặt cho hai cái tên rất xinh xắn là Nhật và Đệ. Cô Bến khéo sinh, cô sinh được hai cậu con trai thật bụ bẫm, khôn khéo suốt ngày cứ bám víu mẹ giỡn đùa. Sống với gia đình không bao lâu, họ quyết định ra riêng. Anh Sệ làm nghề đi biển còn cô Bến ở nhà bán rau phụ thêm tiền cho cuộc sống. Do dành giụm, họ đã xây được ngôi nhà nho nhỏ đủ cho bốn thành viên tạm trọ. Cuộc sống hạnh phúc, yên bình của họ đẹp như cổ tích khó ai có được. Vậy mà, tưởng đâu cái hạnh phúc đơn sơ ấy sẽ mãi mãi nguyên tròn nhưng con tạo đã xoay vần, đã đưa đẩy họ đến những đau thương, thất thoát.
Anh Sệ đi biển một tháng mới về thăm nhà một lần. Mỗi lần về anh chỉ âu yếm vợ con được năm ba ngày rồi lại tiếp tục đi, anh đi tít tận khơi xa những mong có thể kiếm được nhiều tiền cho vợ con thêm sung sướng. Có những lần anh đi tới sáu, bảy tháng mới về một lần.
Sự hy sinh thầm lặng của anh cô Bến làm sao biết được. Nhờ sự cần cù, lo lắng làm ăn của anh mà cuộc sống của họ ngày càng khấm khá hơn. Nhà cửa tuy nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi, trong và ngoài nhà luôn sang, sạch như một góc của hoàng cung mà ai thấy cũng phải ghen tỵ.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, tuy không mấy dư giả nhưng cũng đủ cho cô Bến bắt đầu biết sống chưng diện. Cái nghề bán rau kiếm sống qua ngày của cô trước đây, bây giờ đã trở thành dĩ vãng. Cô ăn mặc khá mát mẻ, mặt phấn môi son, toàn thân lúc nào cũng phưng phức mùi nước hoa ngoại hạng... Từ đây, cô bắt đầu “lột xác” thành một con người mới. Nhiều người trong xóm thấy cô ăn mặc kỳ quặc ai cũng thắc mắc: “Sao dạo này thấy cô Bến ăn mặc kỳ quá!” Tính cô hay đùa nên cô chỉ cười và trả lời rất gọn: “Thì ăn mặc thế mới kiếm thêm người nữa chứ!”. Tưởng đâu cô nói đùa cho sướng miệng nhưng không ngờ, mấy tháng sau cô làm thật. Có người đã nhìn thấy cô quan hệ bất chính với một số đàn ông trong xóm. Vì thương anh Sệ, họ muốn khai chuyện vô đạo này cho anh nhưng chưa có bằng chứng nào thuyết phục. Anh Sệ vốn dĩ là người hiền lành, chất phác chỉ biết chuyên tâm làm ăn, ngoài ra anh không quan tâm tới chuyện đồn thổi, bàn sáo của bà con lối xóm.
Cô quyết định bỏ lại mái ấm thân yêu của mình, cuốn tìm theo những phù du
(Ảnh minh họa)
Chuyện tệ hại hơn cho đến một ngày, vô tình người chị dâu bắt quả tang cô lên giường với chính người bố chồng của mình là ông Bình. Ông Bình tuổi đã cao, khoảng ngoài tám mươi, tay chân quện quạn, ấy vậy mà vẫn đủ vé để cô chọn lựa làm mục đích vui cho mình. Tang chứng đã rõ, cô Bến không thể tự biện cho mình được nữa. Cô đành phải chấp nhận sự đê hèn, nhục nhã mà mình đã gây ra. Vì quá xấu hổ, cô đi tự tử nhưng không thành. Người ta phát hiện cô nằm dưới cái cống gần nhà khi hơi thở còn thoi thóp và họ kịp thời đưa cô đi cứu chữa.
Từ ngày xảy ra chuyện đại nghịch ấy, anh Sệ trở nên trầm cảm, khờ khạo hơn. Trong mắt anh cô Bến bây giờ là thứ thừa thãi, anh không oán hận, cũng không thiết tha như trước nữa. Suốt ngày anh chỉ bình lặng, không nói một lời nào, ngoài câu duy nhất “mầy muốn sao thì tùy”.
Tưởng đâu sau lần nông nổi đó, cô Bến sẽ ăn năn hối tội mà biết phục thiện. Nhưng không, trước khi cô Bến đến với anh Sệ đã là người con gái như thế rồi. Đến bây giờ vẫn vậy, cái tính lẳng lơ điên rồ ấy vẫn cứ ngự trị. Cô sẵn sàn lên giường với bất kỳ người đàn ông nào kể cả ông Bình- bố chồng cô. Cô chấp nhận quan hệ với ông Bình là chính từ mấy đồng lương ít ỏi của ông. Ông Bình có con là liệt sĩ, hàng tháng ông được Nhà nước chu cấp trên dưới một triệu đồng, tất cả đều được thảy vào ngân sách của cô Bến. Ông Bình đã ngả kèo cho cô và được cô chấp nhận, thế là hai người có mối quan hệ bất chính từ đó. Từ khi bị phát giác, cô Bến với ông Bình không còn gần gũi nữa. Thay vào đó, cô đến với những mối tình khác ngày một dày hơn.
Bây giờ người ta còn biết thêm cái vụ cô Bến tự tử chỉ là một màn kịch, được cô dàn dựng khá công phu nhằm che mắt thiên hạ và đặc biệt là lấy lại lòng anh Sệ mà thôi. Anh Sệ như một con rối, như một thứ đồ chơi mà cô có thể tùy quyền sử dụng và có thể vứt đi nếu cô không muốn. Và lần này cô Bến không tìm đến cái chết nữa mà cô đã bỏ xứ ra đi, cô không còn đường nào để trốn chạy, một con người như cô cả đời cũng chỉ là vậy thôi. Đối với cô lúc này, dù có chết đi hàng ngàn lần cũng không thể rửa sạch những vết nhơ mà mình đã giẫm.
Cô Bến quyết định bỏ lại mái ấm thân yêu của mình, cuốn tìm theo những phù du, cạm bẫy khác mà cô không biết rằng, không nơi đâu hạnh phúc bằng nơi cô đang sống cả. Một điều đáng thương tâm hơn, khi mà cô bỏ lại hai đứa con thơ lăn lóc, tiếng khóc gọi mẹ của chúng hàng đêm làm không ai khỏi chạnh lòng. Anh Sệ không hiểu sao vẫn mặc nhiên cho hai đứa con của anh muốn làm sao thì làm. Sự thật là thế, nhưng anh vẫn mải miết du những chuyến biển xa, phó mặc cho số phận, đời đối với anh bây giờ cái gì cũng đểu cả. Tuy Nhật và Đệ ở nhà được ngoại chăm sóc nhưng làm sao có thể khỏa lấp nỗi trống vắng khi tuổi còn quá nhỏ mà thiếu bóng cả cha lẫn mẹ. Rồi bánh xe thời gian sẽ lăn qua khoảng đời chúng như thế nào, liệu chúng có được hạnh phúc như xưa, có được trở về với mái ấm mẹ bán rau cha đi biển, có được sống trong tình thương bao bọc của bố mẹ như thủa nào!?
Theo Eva.vn