Có rất nhiều chị em đang khẳng định rằng, quãng thời gian ở cữ chăm sóc con là quãng thời gian áp lực, tồi tệ nhất, cuộc sống như bị “giam lỏng”. Rõ ràng, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vốn rất tốt trước đó, nhưng khi mang thai và sinh con, mối quan hệ giữa hai người luôn ở trạng thái bất hòa.
Tại sao lại như vậy? Vấn đề đầu tiên và có lẽ xảy ra nhiều nhất đó chính là phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Đối với những bà mẹ trẻ, đây là lần đầu tiên mang thai, sinh con nên họ luôn mong muốn học hỏi những kiến thức mới, tân tiến nhất để chăm con thật tốt.
Ngược lại, mẹ chồng lớn tuổi nên thường áp dụng những phương pháp từ thời xưa, cách mà bà đã chăm sóc, dạy dỗ rất nhiều người con phát triển tốt, nên người, trong đó có chồng của cô bây giờ.
Vì vậy, sẽ có nhưng xung đột nhất định khi mỗi người đều có ý kiến riêng của mình.
Nếu giọng điệu giao tiếp của con dâu không phù hợp, hai bên sẽ khó đạt được thỏa thuận hơn, mâu thuẫn cứ vậy mà lớn dần.
Là mẹ đứa trẻ, người con dâu cảm thấy đây là con của mình, chăm sóc ra sao thì mẹ chồng phải nghe theo lời mình. Thực sự vấn đề mẹ chồng nàng dâu khiến bất kỳ ai cũng phải đau đầu, nhưng thay vì trốn tránh, chúng ta nên đối mặt và có hướng xử lý ổn thỏa.
Mẹ chồng và con dâu có quan niệm nuôi dạy con cháu khác nhau do xuất thân khác nhau, kinh nghiệm trưởng thành khác nhau và cấu trúc kiến thức khác nhau là điều bình thường.
Miễn là cả hai bên đều cần nhớ một điểm chung: mong con cháu lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, thì việc ngồi xuống nói chuyện với nhau và bỏ qua những vấn đề nhỏ nhặt trong mục tiêu lớn này là rất cần thiết.
Chỉ cần ranh giới rõ ràng trong việc chăm sóc trẻ và con cái phải chịu trách nhiệm, thì mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu có thể giảm bớt.
Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)