Chồng mất sớm, 1 mình bà Lê phải vất vả nuôi con khôn lớn. Hồi ấy, nhà bà nghèo lắm. Công việc chính của bà Lê đó là đi cày thuê cuốc muớn, cấy hái vài sào ruộng nuôi con. Làm đến mức ngất đi ngoài đồng nhưng vẫn chưa thấm vào đâu, cái nghèo cứ bủa vây mẹ con bà Lê. Nhưng thật may mắn sau bao nhiêu nỗi vất vả, cơ cực thì giờ đây con trai bà đã công thành danh toại và lập gia đình rồi.
Đợt vừa rồi nghe con trai bảo muốn có nhà ở Hà Nội mà không có tiền mua, bà Lê lại trăn trở quyết định bán ngôi nhà ở quê đi hùn tiền vào cho con trai thỏa ước mơ. Trời thương, đúng lúc bà muốn bán thì nhà bà nằm trong quy hoạch xây khu công nghiệp nên được đền bù những 3 tỷ lận. Với số tiền khủng như thế, mọi người khuyên bà cho con trai 1 nửa thôi còn đâu để dưỡng già nhưng bà không nghe. Bà muốn đưa hết cho nó để nó có thể mua được ngôi nhà rộng rãi mà ở, còn thân già như bà như lá úa rụng trên cành chết lúc nào không biết nên giữ tiền làm chi. Thôi thì có bao nhiêu cứ cho con hết để nó được sống sung túc.
Bán nhà, đồng nghĩa với việc bà Lê không có nhà để ở. Thấy mẹ có 3 tỷ lận cậu con trai độc nhất liền về đón bà lên thành phố ở cùng và xin mẹ số tiền đó để mua chung cư cao cấp ở. Rời quê lên thành phố những tưởng bà sẽ được hạnh phúc, sum vầy bên con cái nhưng không điều đó không xảy ra.
Làm đến mức ngất đi ngoài đồng nhưng vẫn chưa thấm vào đâu (ảnh minh họa)
Sau khi tậu được căn chung cư 3 tỷ bằng tiền của mẹ, cậu con trai liền ngắn 1 phòng nhỏ hẹp ở xó bếp để cho mẹ ở với lý do nhà chật hết chỗ rồi. Không muốn con bận lòng bà Lê vui vẻ chấp nhận không ca thán gì, nhưng ở lâu với con bà nhận ra rằng chúng chẳng hề con bà là mẹ gì cả. Ngược lại con dâu, con trai con bà như con Sen trong nhà, suốt ngày mắng nhiếc rồi bắt làm đủ việc trên đời.
Nhiều khi ngồi nhà nhìn ra cửa sổ thấy mấy ông bà cụ bằng tuổi mình đi sinh hoạt văn nghệ, hay được con cháu chăm sóc tận tình mà bà Lê rớt nước mắt tủi thân thèm được như họ. Thằng con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà sau khi lấy vợ thành phố lại thay đổi chóng mặt thế này sao? Nó coi vợ nó là nhất còn bà chẳng là gì cả.Nhiều đêm mất ngủ bà thầm nghĩ, hay là mình thử giả vờ lú lẫn bỏ nhà đi mấy hôm xem thế nào? Liệu con trai, con dâu có đi tìm bà, lo cho sự an nguy của bà không nhưng bà cứ bàn lùi mãi không dám làm vì thương tụi nhỏ. Cho đến 1 hôm bà chẳng may đánh rơi cái bát, con dâu mắng bà không thiếu câu gì nhưng con dâu vẫn thờ ơ để vợ mắng mỏ mẹ thì bà đã quyết định giả vờ lú lẫn để thử lòng con trai.
Đêm ấy khi cả nhà con trai ngủ hết rồi, bà Lê lặng lẽ bỏ đi không nói câu gì cả. Đợi đến gần sáng bà có đưa số điện thoại của con rồi nhờ chú xe ôm nhắn rằng nhìn thấy bà đi hóa điên hóa dại đi lang thang ở ngoài công viên X để cho con trai biết mà đi tìm. Nhưng bà cứ đợi, đợi mãi đến tối ngày hôm sau cũng không thấy con trai đến hay gọi điện gì cho mình cả.
Sợ con trai không nhận được tin nhắn đó, bà liền đưa điện thoại của mình nhờ bác bảo vệ gọi cho con trai đến đưa mẹ về thì lại nhận được câu trả lời đắng chát từ cậu ta.
Bà Lê cạn lời khi thấy con trai phản ứng như vậy khi biết tin bà bị lú lẫn đang lang thang
ngoài đường (ảnh minh họa)
- Bà ấy điên, lú lẫn thì tôi nhờ mấy người đưa bà ấy vào viện tâm thần hộ cái. Tôi bận đi kiếm tiền lắm không có thời gian rảnh rỗi quan tâm đến bà già sắp chết ấy được đâu. Nếu anh có gặp bà ấy lần nữa thì hãy nói rằng: Tôi xấu hổ vì có 1 bà mẹ quê mùa, lú lẫn như bà ta. Bà ta sống hay chết không còn liên quan gì tới tôi nữa, thế nhé!
Để chế độ mở loa ngoài, bác bảo vệ và bà Lê nhìn nhau không nói được câu nào. Không ngờ sau lần thử lòng này bà lại nhận được cái kết đắng như thế. Mấy chục năm vất vả nuôi con khôn lớn, trưởng thành ấy vậy mà giờ mẹ già nó lại đền ơn bà bằng cách này sao?
Cúi đầu cảm ơn bác bảo vệ, bà Lê gạt nước mắt đau đớn đi bắt xe ôm ra bến xe về quê. Giờ thì bà không còn gì để nói, để níu kéo thằng con trai mất nết của mình nữa. Giờ đây bà phải tự vận động mà sống nốt phần đời còn lại thôi, về quê không nhà không cửa nhục nhã lắm nhưng bà vẫn còn hàng xóm họ hàng tốt bụng chứ không như thằng con trai bất hiếu kia nữa.
Sau cú sốc tinh thần ấy, bà Lê ngày càng ốm yếu mà lâm bệnh mất ngay sau đó khoảng chừng nửa năm. Ngày bà mất, làng xóm góp tiền làm ma chay cho bà nhưng không thấy thằng con quý hóa của bà về dù có người đã lên tận nhà anh ta báo tin. Anh cũng giận cậu con trai đó mà xót thương cho bà cụ đáng thương, tội nghiệp này. Làm cha mẹ ai cũng sẵn sàng hi sinh, thậm chí là chết vì con nhưng sau tất cả cách mà chúng báo hiếu cha mẹ như cậu con trai kia thì thà rằng đừng có con còn hơn cho đỡ đau.
Theo Motthegioi.vn