Đêm nào cũng thèm được… “ăn roi”
“Tôi cần được kích thích và cảm thấy rất… “phê” khi được kích thích một cách mạnh bạo” – Allena Gabosch. 52 tuổi, đến từ Seattle (Mỹ) chia sẻ lại cảm giác sung sướng khi được chồng… đánh thật lực vào vòng 3.
Còn đối với cặp đôi Laura và Stefan tại North London (Anh), chiếc roi da là một phần không thể thiếu trong những “cuộc vui” của họ.
“Tôi luôn có cảm giác phiêu lưu mỗi khi làm “chuyện ấy” và tôi rất thích được… đánh vào mông. Cảm giác choáng ngợp mà bạn cảm nhận được từ sự đau đớn rất dễ chịu, thậm chí gây nghiện. Khi bạn trai tôi nói: “Cho phép anh vỗ vào vòng 3 của em nhé”, tôi đã khóc trong sung sướng vì đã có được một người đàn ông cởi mở và có cùng sở thích với mình” – Laura chia sẻ.
Ảnh minh họa
Về phần mình, Stefan cũng thừa nhận đây là một sự kích thích lớn với cả anh và bạn gái.
“Tôi thấy cô ấy rên rỉ đầy khoái cảm mỗi khi tôi vỗ vào vòng 3 của nàng” – Stefan nói.
Laura kể lại một trong những đêm khoái cảm của cả 2 được đẩy lên đỉnh điểm nhờ “đánh yêu”. Sau khi trút bỏ trang phục, Stefan tiến đến phía cạnh giường chờ đợi những cái âu yếm bằng roi của Laura. Mỗi khi tiếng đét vang lên, anh lại nhảy cẫng lên trên không trung rồi hạ cánh với một nụ cười vô cùng thỏa mãn.
Còn Laura, mỗi khi cảm nhận được chiếc roi chạm vào cơ thể mình, cô lại rên lên sung sướng.
Cứ như vậy, đã hai năm trôi qua, giờ thì “đòn roi” đã trở thành món khai vị không thể thiếu trong mỗi cuộc “ân ái”. Đối với họ, đây là cách để ngọn lửa tình yêu không bị dập tắt.
Trong khi hầu hết các cặp đôi không cần tới roi hay dây thừng để lấy cảm hứng “yêu”, một số ít lại thấy sự khổ dâm (S&M) khiến họ vô cùng phấn khích. Những người này thích khám phá sợi dây khoái cảm mong manh giữa sự đau đớn và thăng hoa để thoát khỏi hiện thực, kiểm tra sức chịu đựng của họ, trải nghiệm cảm giác bay bổng hay đơn thuần là để bộc lộ những mộng tưởng tình dục và nỗi sợ hãi của họ.
Không rõ trên thế giới có bao nhiêu người thích hình thức tình dục kỳ lạ này nhưng một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có 11% phụ nữ và 14% đàn ông đã tham gia những trải nghiệm đau đớn và quyền lực trong chốn phòng the (gọi tắt là BDSM, gồm hình thức nô lệ, trừng phạt, thống trị, bạo dâm và khổ dâm).
Bệnh tâm thần?
Cảm giác đau có thể là thật nhưng mục đích của hành vi này không phải để tạo ra những chấn thương cho bạn tình. Mặc dù trước đây, người ta quan niệm rằng những hành vi có phần bạo lực trong quan hệ tình dục có thể dẫn tới bệnh tâm thần, các chuyên gia tâm lý học cho rằng những người thực hành khổ dâm đều khỏe mạnh về mặt tinh thần như người bình thường.
Trào lưu khổ dâm được cho là xuất hiện từ thời đại Phục Hưng.
“Nhiều người nhắc đến việc thực hành khổ dâm trong các lá thư và nó bắt đầu xuất hiện trong các tài liệu khiêu dâm từ những năm 1500 nhưng kể từ thế kỷ 17, nó đã phổ biến khắp mọi nơi” – Giáo sư Baumeister cho biết.
Sau chiến tranh thế giới II, vào cuối những năm 1960, thế hệ trẻ bắt đầu đấu tranh đòi tự do tình dục và các quy định về tình dục đã được nới lỏng. Vào những năm 1980, hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ đã loại bỏ khổ dâm khỏi danh sách các chứng rối loạn tâm thần.
Vì sao nhiều người thích khổ dâm?
Theo Roy Baumeister, giáo sư khoa tâm lý tại Đại học Florida (Mỹ), khổ dâm giúp con người tạm thời quên đi thân thế của họ và tập trung vào những cơn đau. Trong trường hợp này, nó không phải kích thích các dây thần kinh để cảnh báo cơn đau mà thay vào đó, khổ dâm tạo cảm giác được thoát khỏi bản thân.
Chuyên gia trị liệu hôn nhân Dossie Easton tại San Francisco (Mỹ) cho rằng khổ dâm có 2 mặt: “Một mặt nó tạo tác động tới thể xác, thông qua những đợt kích thích mạnh và bất ngờ và một mặt, nó biến mộng tưởng tình dục thành hiện thực thông qua sự phấn khích mà nó mang lại”
Ảnh minh họa.
Yếu tố quan trọng trong khổ dâm không phải là cảm giác đau đớn mà chính là nhân vật mà từng người trong các cặp đôi đảm nhiệm. Một người sẽ đóng vai không có chút quyền lực nào, còn một người được nắm giữ vai trò thống trị.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học Na Uy cho thấy trải nghiệm cảm giác đau ở mức thấp hơn dự đoán có thể khiến người ta cảm thấy thoải mái. Điều này lý giải tại sao có người lại thích cảm giác cay xé miệng khi ăn ớt, trong khi một số khác lại thích khổ dâm.
Trong nghiên cứu, 16 tình nguyện viên tham gia một thí nghiệm nhỏ, trong đó, họ phải phơi nhiễm dưới sức nóng ở các mức độ khác nhau tác động vào cánh tay trong vòng 4 giây.
Thí nghiệm được tiến hành trong 2 bối cảnh. Ở tình huống thứ nhất, lượng nhiệt tỏa ra không gây đau mà chỉ là nhiệt ở mức bình thường, như ở mức chạm vào một tách cà phê hơi nóng quá độ. Trong tình huống thứ 2, lượng nhiệt được điều chỉnh từ vừa phải cho tới rất mạnh.
Sau đó, các thành viên tham gia cho biết họ cảm nhận cơn đau thế nào và tiến hành chụp cộng hưởng từ để kiểm tra hoạt động của não bộ.
Như dự kiến, nhiệt độ cao gây ra cảm giác tiêu cực trong tất cả các thành viên, trong khi đó, nhiệt độ không gây đau đớn lại tạo ra phản ứng tiêu cực.
Điều thu hút các nhà khoa học là phản ứng của các đối tượng với độ đau vừa phải. Trong lần đầu tiên, người tham gia thí nghiệm cảm thấy sự đau đớn ở mức vừa phải rất khó chịu. Tuy nhiên, ở lần 2, sau khi trải nghiệm cảm giác đau đớn hơn thì họ lại có biểu hiện tích cực, thậm chí hưởng thụ khi trải nghiệm mức đau đớn vừa phải.
“Lời giải thích hợp lý có vẻ là bộ não đã chuẩn bị cho sự đau đớn ở mức cao hơn, nên sẽ hài lòng vì trải nghiệm mức đau đớn nhẹ hơn. Nói cách khác, một cảm giác nhẹ nhõm đủ mạnh để biến trải nghiệm đau đớn thành dễ chịu hay thậm chí là hưởng thụ”, tiến sĩ Siri Leknes tại Đại học Oslo (Na Uy) nhận định.
TTVN