Không hiểu sao, đến bây giờ vẫn còn nhiều người đau đầu về chuyện ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại. Một chốn mấy quê, biết là lấy chồng thì phải theo chồng nhưng cuộc sống hiện đại, người ta cũng muốn có được sự công bằng giữa hai bên gia đình, có nội, có ngoại như vậy con cháu mới vui vẻ, sum vầy. Nhưng bà chị tôi dù lấy chồng đã 4 năm nay nhưng chỉ có năm đầu được về nhà ngoại ăn Tết vì là mới. Còn 3 năm sau, chưa thấy chị bước chân về dịp Tết.
Nhìn khuôn mặt hốc hác của chị, tôi nghĩ, chắc chị sống bên chồng chẳng sung sướng gì. Có lẽ, chị đã lấy phải người đàn ông gia trưởng, bảo thủ và có thể là vũ phu. Chị bảo, năm nào cũng ỉ ôi đòi vè nhà ngoại ăn Tết với bố mẹ nhưng chồng nhất định không cho về. Chồng bảo, đường xá xa xôi, đi lại khó khăn nên hạn chế về. Với lại, cả năm cũng về mấy lần rồi, dịp Tết thì đông đúc, không cần đi lại làm gì. Năm mới xảy ra chuyện gì thì không hay.
Anh chồng chị gia trưởng vô cùng, cứ mỗi ngày nghỉ dài là nhất định bắt vợ về nhà chồng. Anh ta bảo, đã lấy chồng thì phải theo chồng, phải phục vụ nhà chồng, không có chuyện thích đi đâu thì đi. Mọi sự là do anh ta quyết, nên nếu vợ thích về nhà ngoại mà không được chồng cho phép thì chị không dám ho he gì.
Anh chồng chị gia trưởng vô cùng, cứ mỗi ngày nghỉ dài là nhất định bắt vợ
về nhà chồng. (ảnh minh họa)
Bảo là lấy chồng xa nhưng xa mấy, có hơn 1 trăm km, mỗi lần về cũng đơn giản. Nhưng hết lần này đến lần khác, anh ta kiếm lý do. Lúc thì bảo đường xa, khi thì bảo con nhỏ, lúc thì bảo kinh tế khó khăn nên cả năm, chắc chị về nhà được đúng 2 lần. Mà những lần về đều là chớp nhoáng, chỉ sáng đi tối về thôi. Anh này có cái tính, không bao giờ thích ngủ lại nhà vợ. Nhà vợ thì chật chội, không tiện nghi nên anh ta bảo về nhà mình vẫn là nhất. Thế nên, vợ có đòi sống đòi chết ngủ lại thì chồng vẫn mặt sưng lên đòi về. Lúc đó, không dám để bố mẹ nghĩ ngợi, chị đành thoái thác, bảo là lý do này, lý do nọ, do công việc rồi phải lên sớm còn đi làm. Thế là đành ngậm ngùi ra đi mà nước mắt rưng rưng.
Tết, chị chỉ gửi được quà về biếu bố mẹ, không thì cũng về trước đó cả tuần trời chỉ vì mang quà về biếu. Nhưng nhất định là chỉ về trong ngày, không có chuyện ở qua đêm. Chị biết tính chồng nên có ỉ ôi thì chỉ làm sứt mẻ tình cảm. Anh lại quắc mắt lên, nói chị không ra gì. Bảo lấy chồng, có con rồi mà cứ thích về nhà bố mẹ mình, còn ra cái thể thống gì.
Chị làm gì có quyền tự quyết, trong nhà này, anh làm chủ, chị sợ anh một vành. Từ chuyện tiền nong và mấy việc quan trọng, chị phải xin phép anh hết mới dám làm. Cái gì mà không bàn với anh ta trước thì bị anh ta cho một trận sỉ vả luôn. Có lần, chị mang tiền đi mua cái gì đó, về nhà anh ta nhìn ngứa mắt, đá thúng đụng nia, bảo là không biết thì đừng có mua, tốn tiền của anh ta.
Tết, chị chỉ gửi được quà về biếu bố mẹ, không thì cũng về trước đó cả tuần trời
chỉ vì mang quà về biếu. (ảnh minh họa)
Tiền thì tất nhiên chồng đưa cho vợ nhưng mua cái gì, chi cái gì cũng phải hạch toán ra, không có kiểu chi tiêu vớ vẩn, lung tung là xong được. Thế nên, chuyện trong nhà là do một tay anh ta quyết hết. Chị chỉ là người đứng ngoài, cho ý kiến cũng không được ấy chứ. Vì câu cửa miệng của anh chồng luôn là ‘đàn bà biết gì mà nói’.
Anh chồng khinh đàn bà, coi đàn bà chỉ là người anh ta lấy để cho có vợ, sinh con cho anh ta hay sao ấy. Nên với chị, anh ta coi như người vô hình, tồn tại trong nhà này chỉ với tư cách là mẹ của mấy đứa trẻ. Hỏi chị đã bao giờ bị đánh chưa, chị bảo chưa. Nhưng mà nếu anh ta quắc mắt lên là chị sợ, vì lúc đó sắp đánh chị rồi nên chị nhịn hết, không nhịn thì tan cửa nát nhà. Chuyện về nhà mẹ vợ ăn Tết cũng vậy, anh ta nói không thì chị khóc. Nhưng khóc mãi cũng vẫn vậy, anh ta chẳng cho chị cơ hội tiếp theo, và cũng không mảy may đến giọt nước mắt của chị. Thât là một gã chồng lạ.
Đàn ông đôi khi vừa tham lam vừa ích kỉ, không biết thương vợ con, không tâm lý hiểu cho vợ con. Sau này sinh con gái ra, thì anh ta mới hiểu được nỗi khổ của người làm cha mẹ. Bây giờ có thằng cu nên chẳng nghĩ được gì, và nhà anh ta cũng có toàn con trai. Nếu mà có con gái, rồi con đi lấy chồng không thấy về thăm bố mẹ, lúc đó anh ta mới hiểu, chị đã từng mệt mỏi, khổ sở thế nào với người chồng gia trưởng.
Đấy, con gái đi lấy chồng được lợi lộc gì đâu, lại phải dành dụm, lo cho nhà chồng
mọi thứ còn bố mẹ mình thì cả năm mới nhận được chút quà gửi về ăn Tết
từ tay con gái mà xót xa trong lòng. (ảnh minh họa)
3 năm rồi không được cùng cả nhà sum vầy dịp Tết, chỉ là sum vầy 1-2 hôm thôi nhé, đừng nói đến chuyện đón giao thừa gì mà cũng không được. Chị nghĩ, nhiều lúc chị muốn bỏ quách chồng, chạy về với bố mẹ cho xong. Nhưng rồi sau đó thì mọi chuyện sẽ ra sao. Với tính cách của anh thì chỉ có tan cửa nát nhà.
Tiền bạc bao nhiêu năm hai vợ chồng kiếm được, anh đầu tư hết cho nhà mình. Đấy, con gái đi lấy chồng được lợi lộc gì đâu, lại phải dành dụm, lo cho nhà chồng mọi thứ còn bố mẹ mình thì cả năm mới nhận được chút quà gửi về ăn Tết từ tay con gái mà xót xa trong lòng. Năm nào chị cũng chỉ biết gửi lời chúc qua điện thoại, mong bố mẹ mạnh khỏe, bình an. Ngẫm thật thương bố mẹ, nuôi con gái bao nhiêu năm giờ con đi lấy chồng, đến Tết, mong được gặp con cũng không xong. Thôi thì đành chấp nhận, ngậm bồ hòn làm ngọt mong con khỏe mạnh, sống yên ổn bên gia đình chứ còn mong muốn gì hơn? Đẻ con gái là mất con, các cụ nói cấm sai bao giờ…
Theo Khampha.vn