Cuối đời, khi sức cùng lực kiệt nằm trên giường bệnh, nhìn lại chặng đường đã qua, ta mới thấu hiểu, trong vô vàn mối quan hệ, chỉ có hai người thực sự thân thiết nhất. Sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên, ai rồi cũng sẽ trải qua giai đoạn ốm đau, già yếu và cuối cùng là rời khỏi cõi đời. Khoảng thời gian nằm trên giường bệnh cũng là lúc con người suy ngẫm nhiều nhất về cuộc đời, về những thăng trầm, được mất đã trải qua. Vậy, ai mới là người quan trọng nhất trong hành trình cuộc đời mỗi người?
Một khi đi đến cuối đời, sức cùng lực kiệt, người già mới hiểu ra cuối cùng chỉ có bản thân mới tìm thấy sự bình an và hài lòng nội tâm (Ảnh minh hoạ)
Thứ nhất, đó chính là người bạn đời. Hôn nhân là một sự gắn kết kỳ diệu, kết nối hai người xa lạ trở thành người thân, cùng nhau xây dựng tổ ấm, sinh con đẻ cái, chia sẻ ngọt bùi cay đắng. Người bạn đời là người đồng hành, che chở, san sẻ và an ủi ta trong những lúc ốm đau, bệnh tật. Cách chúng ta đối xử với bạn đời sẽ quyết định hạnh phúc gia đình. Vì vậy, hãy luôn yêu thương và trân trọng người bạn đời của mình. Câu nói “Trẻ chăm cha không bằng bà chăm ông” của người xưa đã khẳng định điều đó. Dù con cái có khỏe mạnh, nhanh nhẹn đến đâu cũng không thể chăm sóc cha mẹ chu đáo bằng người bạn đời, bởi ngoài sự tận tụy còn có tình yêu và nghĩa phu thê.
(Ảnh minh hoạ)
Thứ hai, không ai khác chính là bản thân mình. Trên hành trình cuộc đời, chính bản thân ta cũng trở thành người thân thiết nhất. Trải qua những trải nghiệm, học hỏi và cả những vấp ngã, ta hiểu rõ hơn giá trị của bản thân và tầm quan trọng của việc tự trọng. Khi hiểu rõ chính mình, ta sẽ tìm thấy sự bình an và hài lòng nội tâm. Để có thể tự dựa vào bản thân, cần chuẩn bị một nền tảng kinh tế vững chắc và một tinh thần lạc quan, mạnh mẽ để đối mặt với những biến cố trong cuộc sống. Bằng cách trân trọng người bạn đời và hiểu rõ bản thân, chúng ta sẽ xây dựng được một cuộc sống ý nghĩa và đáng sống.
Thu Hà (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)