Theo các chuyên gia, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 19h45 tối 10/12. Đến 21h06, nếu điều kiện thời tiết tốt, người dân Việt Nam sẽ được quan sát nguyệt thực toàn phần thú vị: Mặt Trăng lúc này có màu đỏ, khác hẳn với ánh trăng rằm bình thường (dân gian hay gọi là hiện tượng “gấu ăn trăng”).
Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 21h33 cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ đậm nhất.
Các nơi có thể quan sát hiện tượng này gồm có khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Á và Alaska. Việt Nam có thuận lợi nằm trọn trong vùng này nên sẽ được xem cả nguyện thực toàn phần. Riêng các khu vực Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Bắc Mỹ chỉ theo dõi được hiện tượng khi trăng đang mọc hoặc đang lặn.
Có mặt tại quảng trường Mỹ Đình trong buổi tối 10/12, chúng tôi gặp rất đông các bạn trẻ Hà thành nô nức đi ngắm mặt trăng đỏ, không ít bạn còn mang theo cả kính viễn vọng lớn để có thể quan sát rõ hơn.
Tuy nhiên, sau hàng giờ kiên trì chờ đợi, họ đã phải ra về trong nỗi thất vọng. Điều kiện thời tiết ở Hà Nội trong tối qua không ủng hộ với việc mây phủ quá dày khiến cho mặt trăng hoàn toàn bị che khuất.
Háo hức cùng kính viễn vọng đi "săn" mặt trăng đỏ
Nhưng rồi trăng chẳng chịu xuất hiện, đành phải ngồi đợi bên cốc trà nóng!
Càng đợi, trăng càng mất hút
Kính viễn vọng cũng buồn thiu rủ xuống
21h kém 10, trăng vẫn mất tích trên bầu trời vì mây quá dày
Thôi thì trót lắp rồi...
...cũng đành phải ngắm vậy.
Ngắm gì mà chăm chú đến thế?
Keangnam!
Một số ít thất vọng, ngồi tiu nghỉu
Rồi trở về...
VTC