Khi đã trở thành thông gia, cần giữ lòng thành thật, cư xử đàng hoàng, nhưng đồng thời cũng phải có sự tỉnh táo và chừng mực. Dưới đây là bốn “tâm” cần giữ khi làm thông gia - không phải là mưu mô, mà là sự khôn ngoan và tầm nhìn xa.
Tâm thận trọng trong lời hứa: "Nói phải giữ lời, nhưng không hứa bừa bãi"
Khi đã trở thành thông gia, cần cư xử đàng hoàng, nhưng đồng thời cũng phải có chừng mực
Khi bàn chuyện cưới hỏi hay trong quá trình kết giao sau hôn nhân, chuyện đôi bên đưa ra yêu cầu là khó tránh: từ tiền cưới, của hồi môn, mua nhà xe, chăm cháu đến hỗ trợ tài chính... Nhưng trước khi đồng ý, hãy luôn suy xét kỹ càng: liệu có hợp lý, có nằm trong khả năng của mình hay không. Đừng vội vã gật đầu, bởi càng dễ dãi, đối phương có thể càng đưa ra đòi hỏi quá mức.
Nếu lỡ hứa mà không thể thực hiện, sẽ làm mất uy tín, khiến con cái mất mặt, bản thân bị xem thường. Thật thà mà không dại dột, uy tín mà không dễ dãi, đó mới là cách giữ vững danh dự và mối quan hệ bền lâu.
2. Tâm khiêm nhường trong tiền bạc: "Giàu không khoe, nghèo không giấu"
Tiền tài là thứ dễ khiến lòng người xao động. Trong mối quan hệ thông gia, đừng nên khoe khoang hay bàn luận quá nhiều về tiền bạc – bất kể bạn giàu hay nghèo.
Nếu bạn giàu, việc thể hiện có thể khiến đối phương tự ti, sinh lòng ganh tị. Nếu bạn không bằng người, lại càng không nên cố ra vẻ, dễ khiến người ta chê cười.
Hơn nữa, khi biết rõ nhà bạn có điều kiện, thông gia có thể thường xuyên tìm đến nhờ vả, khiến bạn khó xử: giúp thì phiền, không giúp thì mất lòng. Điều đó dễ làm rạn nứt tình cảm giữa hai gia đình và khiến con cái chịu ảnh hưởng.
Hãy giữ sự kín đáo, khiêm nhường, đừng để tiền bạc làm mờ đi tình nghĩa và sự kính trọng lẫn nhau.
3. Tâm giữ khoảng cách: "Thân nhưng không vượt quá giới hạn"
Có câu: "Thông gia đến nhà, chẳng đáng một đồng", ý nói đừng để sự thân thiết làm mất đi giới hạn.
Mối quan hệ thông gia không phải bạn bè tri kỷ, cũng chẳng phải ruột thịt. Dù thân quen đến đâu, cũng nên giữ chừng mực, đừng tùy tiện xen vào chuyện gia đình của nhau hay hỏi han chuyện riêng tư quá mức.
Dù thân quen gia đình thông gia đến đâu, cũng đừng tùy tiện xen vào chuyện gia đình của nhau
Dù là ý tốt, cũng có thể bị hiểu lầm hoặc phản tác dụng. Nếu sự can thiệp làm tình hình tệ hơn, chính bạn có thể trở thành người bị chỉ trích nhiều nhất.
Giữ vai trò hỗ trợ, tạo cầu nối thay vì định hướng hay phán xét, đó là cách khôn ngoan để tránh xung đột và giữ hòa khí đôi bên.
4. Tâm độ lượng trong việc con cái hiếu thuận: "Không khoe con, không so sánh"
Con cái hiếu thảo là niềm tự hào của cha mẹ. Nhưng trong mối quan hệ thông gia, nếu một bên nhận được nhiều sự quan tâm hơn, việc khoe khoang sẽ khiến bên còn lại cảm thấy không thoải mái.
Điều đó có thể dẫn đến so bì, trách móc, làm con cái rơi vào thế khó. Nhiều khi, từ một việc tưởng nhỏ lại trở thành mầm mống xung đột không đáng có.
Hiếu thảo là chuyện tự nhiên và xuất phát từ tấm lòng, không phải để "khoe" với người ngoài. Hãy để con cái tự điều chỉnh, đừng khiến chúng cảm thấy bị ép buộc hay phải “thể hiện”.
Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)