Sự khác biệt giữa con dâu tốt và con dâu có tiền thể hiện rõ ở các khía cạnh về tính cách, mối quan hệ gia đình, và các giá trị sống, không chỉ đơn giản là tài chính.
Con dâu tốt:
Tính cách và đạo đức: Con dâu tốt thường được đánh giá qua sự hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ chồng, sống có đạo đức và biết quan tâm, yêu thương các thành viên trong gia đình.
Mối quan hệ gia đình: Con dâu tốt thường hòa thuận, biết nhường nhịn và giải quyết mâu thuẫn một cách khéo léo. Họ tôn trọng gia đình chồng và xây dựng một không khí ấm áp trong nhà.
Chăm sóc gia đình: Họ chăm lo cho gia đình, làm việc nhà, chăm sóc con cái, tạo ra sự ổn định và hạnh phúc trong gia đình.
Con dâu tốt thường hòa thuận, biết nhường nhịn (Ảnh minh họa)
Con dâu có tiền:
Tài chính và vật chất: Con dâu có tiền thường có khả năng tài chính vững vàng, có thể giúp đỡ gia đình về mặt vật chất, chu cấp tiền bạc, giúp các thành viên gia đình có cuộc sống đầy đủ hơn.
Tầm ảnh hưởng vật chất: Việc có tiền có thể giúp con dâu này có quyền lực nhất định trong gia đình về các quyết định tài chính, hoặc giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình khi cần.
Tương tác xã hội: Con dâu có tiền có thể có một đời sống xã hội và nghề nghiệp thành công, thường xuyên đi công tác, tham gia các hoạt động xã hội, có thể không dành quá nhiều thời gian cho gia đình nhưng có thể giúp đỡ bằng vật chất.
Tóm lại:
Con dâu tốt là người sống vì gia đình, mang lại hạnh phúc, sự ấm áp về mặt tinh thần và tình cảm.
Con dâu có tiền chủ yếu giúp gia đình bằng các phương tiện vật chất, tài chính, nhưng có thể thiếu sự quan tâm về mặt tinh thần.
Cả hai đều có những giá trị riêng, nhưng con dâu tốt được coi trọng hơn ở khía cạnh tình cảm và mối quan hệ gia đình lâu dài, trong khi con dâu có tiền có thể tạo ra sự ổn định về tài chính cho gia đình.
Nhưng trong thực tế, con dâu có tiền thường được cha mẹ chồng yêu quý hơn, ví dụ như câu chuyện dưới đây:
Sáng sớm, chồng tôi bảo: “Tối qua mẹ ốm, ho suốt đêm, em xem có thể xin nghỉ đưa mẹ đến viện khám được không? Anh lái xe không có người thay, sợ họ không cho".
Chồng đã nói vậy thì tôi cũng gọi điện xin nghỉ làm, chở mẹ chồng đến bệnh viện. Chờ bà khám, xét nghiệm, đọc kết quả cũng hết tròn một buổi sáng. Trên đường về còn tranh thủ ghé qua chợ để về nấu luôn bữa trưa cho ông bà.
(Ảnh minh họa)
Đúng lúc tôi bê mâm cơm lên mời ông bà ăn trưa thì nghe hai ông bà đang nhỏ to. Bố chồng tôi nói.
– Sáng bà đi khám, vợ thằng cả có gọi điện về, nó bảo gửi về 10 triệu cho bà thuốc thang tẩm bổ đấy.
– Thế hả ông. Nhà mình có hai cô con dâu, nhưng có mỗi dâu cả là được nhờ.
Tôi nghe mẹ chồng nói xong, chỉ muốn đặt mâm cơm xuống luôn sàn nhà mà bỏ về. Nhưng tôi không bỏ về. Tôi bước lên nói với mẹ chồng: “Mẹ ạ, chị cả có tiền thì con có công. Của một đồng nhưng công một nén. Nếu lòng tốt của con không sánh bằng đồng tiền của chị dâu, vậy thì từ nay con xin phép, những lúc bố mẹ ốm đau con vẫn đi làm để còn tích cóp tiền biếu mẹ”. Nói xong rồi tôi về.
Về nhà, tôi kể lại rồi nói với chồng: "Từ nay, bố mẹ có việc gì anh đi mà lo, đừng kêu em nữa. Em còn phải đi làm, kiếm tiền mà biếu cho ông bà, không thì ông bà lại khinh cho. Một đứa con dâu tốt cũng không bằng một đứa con dâu có tiền".
Chồng tôi nghe xong thì nổi cáu: "Em đừng tự ái vặt kiểu đó nữa. Mẹ nói cũng đúng đấy chứ sai chỗ nào. Giả sử giờ ông bà bị bệnh, cần tiền chữa trị, em chỉ biết nói động viên còn chị dâu cho bà tiền chữa bệnh, vậy thì cái nào tốt hơn? Em xem mỗi lần anh chị gửi cho ông bà 5 triệu, 10 triệu, bằng cả tháng lương công nhân em bạc mặt đi làm, em có theo được không? Mình không có của thì mới phải bỏ công, ở đó mà tự ái vớ vẩn".
Thế là vợ chồng tôi cãi nhau. Chồng nói tôi đã nghèo còn không biết thân phận, giận dỗi với mẹ chồng chỉ vì một câu nói. Rằng tôi có giỏi thì hãy kiếm thật nhiều tiền cho bố mẹ chồng đi đã rồi hẵng so bì tị nạnh. Anh còn bảo tôi phải sang nhà xin lỗi mẹ chồng vì đã ăn nói láo lếu.
Chồng tôi lí luận như vậy có nực cười không? Mẹ chồng đã nói ra những lời như vậy, tôi đáp lại như thế có gì sai? Và chắc chắn tôi cũng không xin lỗi.
Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)