Bà Vương Thúy Nga, 58 tuổi, chồng mất sớm, một mình nuôi nấng con trai khôn lớn, học hành đến nơi đến chốn và có việc làm ổn định. Khi con trai kết hôn, bà cũng là người bỏ tiền ra mua một căn nhà cho đôi vợ chồng trẻ, dù chỉ là trả trước một khoản, nhưng đối với một người nông dân như bà, đó là một số tiền không nhỏ.
Số tiền này bà Nga bỏ ra trong sự vui vẻ, sẵn sàng. Con dâu Hiểu Cầm là người hiểu biết, lễ phép, cư xử với bà như mẹ ruột. Sau khi kết hôn, thấy mẹ chồng sống ở quê vất vả, cô nhiều lần đề nghị bà lên thành phố sống cùng. Tuy nhiên, do đã quen với cuộc sống ở quê, bà Nga không thể thích nghi với cuộc sống thành phố nên nhiều lần từ chối.
(Ảnh minh họa)
Vì vậy, Hiểu Cầm thường xuyên về quê thăm mẹ chồng, và luôn mang theo những thực phẩm bổ dưỡng và hoa quả. Khi biết con dâu mang thai, bà Nga quyết định lên thành phố chăm sóc. Tuy nhiên vì còn bận đi dự đám cưới họ hàng ở quê nên đã lùi lại vài ngày.
Sau khi hoàn tất công việc, bà nghỉ ngơi một đêm rồi ngày hôm sau lên thành phố. Khi đi bà mang theo nhiều đồ quê để tẩm bổ cho con dâu, nào gà vịt, nào trứng, rau sạch... Khi đến nhà con trai, chính con trai bà ra mở cửa. Vừa mở cửa xong, anh lại ngồi xuống sofa chơi điện thoại, còn không cả phụ mẹ cất đồ. Vì là ngày nghỉ nên bà Nga không thấy có gì bất thường. Khi bà mang gà vịt vào bếp thì nhìn thấy một cảnh tượng khiến bà chạy ra phòng khách và tát con trai mình vài cái.
(Ảnh minh họa)
Hóa ra, con dâu Hiểu Cầm đang nấu mì ăn liền trong bếp. Một phụ nữ đang mang thai mà ăn mì gói thì không tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, con trai bà lại ngồi sofa chơi điện thoại, không quan tâm đến Hiểu Cầm. Bà quát lên: “Con làm sao để Hiểu Cầm ăn mì gói? Lại còn để nó tự nấu nữa chứ?”.
Con trai bà tỏ ra ấm ức nói với mẹ: “Cô ấy mới mang thai, chắc không sao đâu mẹ! Với lại mẹ à, từ nhỏ đến lớn con chưa từng nấu ăn, con thực sự không biết làm mà!”.
(Ảnh minh họa)
Bà Nga ngớ người một lúc rồi nói: “Không biết thì học, con đứng cạnh mẹ khi mẹ nấu”. Trong lòng bà cũng cảm thấy hối hận, trước đây chỉ mong con thành tài mà lơ là chuyện dạy con làm những việc nhà cơ bản. Mọi việc đều do bà lo liệu, chỉ cần con học giỏi, còn những việc khác không cần bận tâm. Giờ đây khi con đã có gia đình, nhưng đến nấu bữa cơm cũng không làm được. Giờ con dâu chịu khổ, không có được bữa cơm ngon để ăn. Trong thời gian ở thành phố này, bà nhất định phải dạy con trai nấu ăn, để con dâu và đứa cháu nội sắp chào đời có thể tận hưởng cuộc sống tốt đẹp.
Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)