Mỗi lần nhắc đến bà Năm người ta lại nhớ đến hình ảnh 1 người mẹ có làn da bánh mật, rám nắng ngày nào cũng cho 2 con vào 2 đầu của chiếc gánh rồi gánh đi khắp cánh đồng. Có những hôm bà cấy lúa ở dưới ruộng còn 2 còn thì ngồi ở chơi với nhau ở trong chiếc rổ tre bên lành bên rách, ai nhìn vào cũng đều thương đều xót xa.
Chồng bà mất trong 1 vụ bị nổ mìn lúc đi gánh đá thuê, nhìn xác chồng tan tành từng mảnh lúc đó bà Năm sụp đổ thật sự. Bà bị ốm liệt giường không nói năng được câu nào suốt 1 thời gian dài, nhưng nhìn 2 đứa con thơ nheo nhóc bà cố vực dậy để sống để nuôi con. Khi ấy bà hứa với chồng: ‘Em sẽ cho hai con ăn học đàng hoàng anh đừng lo”. Cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện chồng nhịn ăn đi làm từ 4 giờ sáng để lấy tiền chiều về đứa mẹ con đi qua ngoại chơi là nước mắt bà lại ứa ra. Vợ chồng bà hiền lành nên khi biết tin chồng bà Năm mất mọi người bàng hoàng và thương cảm lắm.
(Ảnh minh họa)
Bao năm vất vả đi làm thuê, lúc thì đi dọn nhà cho người ta, lúc đi đi buôn đồng nát, có lúc đi cấy thuê, đi phun thuốc sâu thuê… chưa có việc gì bà chưa động tay đến. Tất cả cũng chỉ vì kiếm đồng tiền cho hai con ăn học, ngày hai đứa đỗ đại học bà mừng nhưng cũng lo ngay ngáy không ngủ nổi. Đêm nhìn con ngủ say nước mắt bà rơi ra: ‘Kiếm đâu ra tiền cho chúng ăn học bây giờ”.
Thế rồi bà xin đi làm ô sin, có bao tiền gửi cho con chi tiêu cuộc sống còn cơm ăn hàng bữa đã có nhà chủ lo nên cũng đỡ. Ra trường chị cả tên là Lan xin được việc rồi lấy chồng. Vì là con gái phải lo gia đình nên thỉnh thoảng mới chắt chiu gửi cho mẹ được mấy trăm nghìn mua thức ăn. Còn cậu con trai thứ 2 có chí hơn nên đã xin vào làm ở 1 công ty nước ngoài lương cũng khá.
Bà Năm mừng và rất tự hào về các con, mỗi lần đứng trước di ảnh của chồng bà Năm lại vừa khóc vừa nói: ‘Tôi đã thực hiện đúng lời hứa với ông rồi đấy ông à, tôi nhớ ông quá ông ơi”. Rồi Hải – con trai bà cưới vợ rồi anh phấn đấu mua được nhà. Khi mọi thứ ổn thỏa xong xuôi anh muốn rước mẹ lên Hà Nội.
Bà năm móm mém bảo: ‘Thôi mẹ ở nhà với bố mày, chứ mẹ không lên Hà Nội đâu, trên đó chật chội mẹ không quen”. Hải cứ nằng nặc: “Mẹ khổ cả đời vì chúng con rồi, giờ con muốn báo hiếu và sống gần mẹ. Mẹ nghe lời con đi, con muốn được chăm sóc mẹ mà”. Nghe con cứ năn nỉ cuối cùng bà tặc lưỡi đồng ý, trước khi đi bà tiếc mấy con gà con chó nên ôm qua nhà hàng xóm gửi. Bà dặn dò mấy con vật nhỏ bé kỹ lắm:
- Ở nhà ngoan, hôm nào bà về nhé, nhớ đừng chạy lung tung người ta bắt đi đấy.
Hàng xóm nghe thế cười bảo:
- Chắc chẳng ai sống tình cảm như bác Năm đâu, bác cứ yên tâm lên trên đó hưởng phúc con cái ở nhà đã có em trông, bác đừng lo lắng gì cả.
- Thế nhờ cả hết vào cô đấy.
- Vâng, em biết rồi, vất vả mấy chục năm trời giờ được con cái đền đáp công ơn bác vui vẻ sống thoải mái lên nhé.
- Tôi biết rồi. Tôi đi đây.
- Vâng ạ.
Bà Năm lòm còm khó nhọc leo lên ô tô của con trai rồi bon bon lên thành phố. Mấy ngày đầu bà nhớ nhà, đêm chẳng ngủ được, con dâu bà là người thành phố nên nếp sống cũng khác. Nhiều lúc bà muốn tâm sự các thứ nhưng con cái cứ đi tối ngày, ngồi trong nhà làm bạn với cái ti vi bà thấy buồn và cô đơn quá.
Càng lúc mắt bà càng yếu đi, con dâu thì thấy khó chịu khi mẹ chồng chẳng giúp được gì đã vậy thỉnh thoảng còn làm vỡ bát nữa. Cô cau có ra mặt, thế rồi 1 hôm bà ở nhà nói muốn giặt đồ con các con vô tình làm chiếc váy trắng đắt tiền của cô bị ố màu vì bà giặt chung với chiếc áo đỏ. Hôm đó cô con dâu làm ầm lên, hai vợ chồng cãi vã nhau. Hải tát vợ 1 cái nảy lửa, cô ta tức giận bỏ về nhà ngoại. Hải ngồi phịch xuống ghế, nhìn mẹ mình đang khúm núm mắt lem nhem nước mà thấy xót xa. Bà đòi về nhà nhưng Hải không cho:
- Mẹ cứ ở đây với con, không có vợ này thì con lấy vợ khác nhưng mẹ chỉ có 1 con sẽ không để mẹ phải thiệt thòi đâu.
(Ảnh minh họa)
Nghe con trai nói vậy bà cũng mát lòng mát dạ, nhưng vì mình mà vợ chồng nó cãi nhau con dâu còn bỏ đi nên bà Năm chẳng đành lòng. Hôm sau khi bà kêu mệt Hải dìu mẹ vào phòng rồi bật điều hòa lên. Thấy mẹ toát hết mồ hôi Hải bật điều hòa lên, để ở chế độ lạnh nhất cho phòng nhanh mát định bụng lát nữa sẽ giảm. Nhưng rồi Hải có điện thoại, vợ anh gọi ra quán cà phê nói chuyện. Sợ mẹ dậy mắt lem nhem sẽ ngã nên Hải khóa cửa lại rồi chạy ù ra ngoài..
Hai vợ chồng nói chuyện chẳng đâu vào đâu, cô vợ của Hải hét lên:
- Nếu anh muốn em về nhà thì anh bảo mẹ về quê đi. Em chịu hết nổi mẹ anh rồi, bà chẳng giúp được gì đã vậy suốt ngày làm hỏng đồ và làm bẩn nhà thôi. Em không chịu được mùi trầu của người già.
- Em bị làm sao vậy, đó là mẹ anh. Mẹ đã vất vả nuôi anh khôn lớn để có được như ngày hôm nay, em phải hiểu và cảm thông cho mẹ chứ. Mẹ già rồi bây giờ mình không chăm mẹ thì làm gì có cơ hội nữa.
- Em mặc kệ, hay là cứ để mẹ về quê rồi mình thuê ô sin chăm hàng tháng em sẽ gửi tiền về cho, nha anh.
- Không được.
- Vậy thì ly hôn đi, anh ôm lấy mẹ anh mà sống.
- Cũng được cô cứ viết đơn đi, tôi thực sự thất vọng về cô.
- Anh…
Hải nhìn vợ 1 cái cháy mát rồi lấy chìa khóa đi về, về đến nhà anh mới nhớ mình còn chưa giảm điều hòa cho mẹ. Bà Năm lạnh quá cố mở cửa nhưng bất lực, bà vừa ho vừa gọi tên con yếu ớt nhưng… chẳng có ai phía ngoài cả. Bà lịm dần dần rồi tắt thở. Vừa mở cửa ra chân Hải đứng không vững khi thấy mẹ già năm co ro chết cóng. Hải gào thét: “Mẹ ơi con giết mẹ mất rồi, tại con bất hiếu, tại con nhu nhược không dạy được vợ. Con xin lỗi mẹ”.
Không ai ngờ rằng sau 1 tháng lên thành phố để con trai báo hiếu bà đã không bao giờ quay về được nữa. Cô con dâu hối hận tột độ, Hải và chị gái thì như phát điên lên vì mất mẹ. Thế mới nói 1 mẹ có thể nuôi được 10 con nhưng 10 con thì khó có thể nuôi được 1 mẹ là vậy. Cuộc đời người phụ nữ, cuộc đời người mẹ hi sinh nhiều nhưng nhận lại chẳng được bao nhiêu.
Theo Motthegioi.vn