Không giống như thời xưa, khi kết hôn hầu hết phụ nữ sẽ về sống chung với gia đình nhà chồng. Ngày nay, nhiều cặp vợ chồng sẽ ở riêng sau khi kết hôn, một mặt để tránh mâu thuẫn mẹ chồng - con dâu, mặt khác cũng là do áp lực cuộc sống, cặp vợ chồng phải làm việc và kiếm sống xa nhà.
Nhưng không có nghĩa rằng sống ở xa thì chúng ta không phụng dưỡng cha mẹ già. Đối với bất kỳ ngành nghề nào, áp lực tìm việc sau sinh là vô cùng khó khăn, thực tế cuộc sống lại không cho phép phụ nữ được nhàn rỗi, đặc biệt khi có con thì gia đình càng đòi hỏi phải có đầy đủ kinh tế.
Nhưng nếu cha mẹ chồng già yếu, thì giữa công việc và chăm sóc cha mẹ già sẽ được lựa chọn như thế nào?
Việc phụng dưỡng cha mẹ già là trách nhiệm của cả hai vợ chồng, công việc là để đảm bảo cuộc sống, chăm sóc cha mẹ già là việc làm có hiếu, vậy nếu chồng yêu cầu bạn nghỉ việc ở nhà chăm sóc cha mẹ chồng, bạn có sẵn lòng không?
Tiểu Như năm nay khoảng 40 tuổi, 2 đứa con - một đứa vừa bước vào trung học cơ sở, một đứa học cấp ba và đang làm thêm công việc thu ngân trong một siêu thị gần nhà.
Như bao phụ nữ khác, Tiểu Như trước khi lấy chồng có một công việc khá tốt, nhưng từ khi lấy chồng, sinh con cô đã không duy trì được công việc của mình, cũng vì bản thân quá chu toàn cho cuộc sống gia đình.
Gần đây, sau khi các con đã lớn thì cô cũng đã may mắn tìm được công việc thuận lợi, thu nhập tốt.
Nhưng trớ trêu thay, đúng lúc này thì mẹ chồng cô đột nhiên đổ bệnh, đặc biệt khi người già ốm thì mọi thứ khó chịu từ thể xác lẫn tinh thần khiến họ suy sụp hoàn toàn.
Mẹ bị bệnh, tất nhiên cả hai vợ chồng đều lo lắng, chồng của Tiểu Như đã đưa bà đến sống cùng hai vợ chồng và yêu cầu Tiểu Như bỏ việc để ở nhà chăm sóc mẹ chồng.
Đối với cô, đây là yêu cầu hết sức vô lý, cô muốn thuê người giúp việc để chăm sóc mẹ, một mặt vẫn có thể tiếp tục làm công việc mình thích, cũng như phụ giúp gia đình một chút lúc kinh tế khó khăn.
Nhưng khi cô nói với chồng ý tưởng này, anh ấy đã ngay lập tức quát lên và nói: “Đó là mẹ tôi, cô là ai, cô chỉ cần người giúp việc để cô vui vẻ làm việc bên ngoài à? Tôi yêu cầu cô phải nghỉ việc để chăm sóc mẹ tôi thật tốt, mọi thứ khác cô không phải lo”.
Tiểu Như sững sờ khi nghe thấy những lời nói khó nghe của chồng mình, cô cảm thấy đây không phải là cuộc thảo luận, mà là “mệnh lệnh”, điều này khiến cô vô cùng tức giận và nói: “Nếu em không bỏ việc thì sao?”
Chồng Tiểu Như đáp: “Nếu em không chăm sóc mẹ anh, anh sẽ ly hôn, anh sẽ tìm một người phụ nữ khác sẵn sàng chăm sóc mẹ anh”.
Quá sốc vì những lời nói của chồng, không nói một lời, cô thu dọn đồ đạc và chuẩn bị bỏ về nhà mẹ đẻ. Trước khi cô đi, chồng cô còn nhắc: “Nếu như cô dám trở về nhà mẹ đẻ, thì cũng đừng quay trở lại căn nhà này nữa”.
Tiểu Như không ngờ giọng điệu và thái độ của anh ấy lại dứt khoát đến như vậy, thậm chí sau khi trở về nhà mẹ đẻ, chồng cô không những không dỗ dành mà còn liên tục nói những lời nói khó nghe và yêu cầu ly hôn.
Đối mặt với sự việc quá sốc như vậy, thay vì một cuộc thảo luận tốt đẹp giữa hai vợ chồng thì Tiểu Như quá thất vọng và cuối cùng đã đồng ý yêu cầu ly hôn của chồng mình.
Cuộc hôn nhân này đã tan vỡ.
Đã nhiều đêm Tiểu Như trằn trọc suy nghĩ, cô bị ám ảnh bởi ánh mắt đáng sợ của chồng. Hiện tại Tiểu Như không biết phải làm sao. Thực sự cô chưa bao giờ đứng trước sự lựa chọn khó khăn như thế này. Các bạn suy nghĩ sao về trường hợp này, cách xử lý của Tiểu Như có đúng không? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của mình nhé.
Thu Hiền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)